Multimedia Đọc Báo in

Họp Ban chỉ đạo thực hiện đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh

21:29, 21/04/2017
Sáng 21-4, UBND tỉnh tổ chức họp Ban chỉ đạo thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 và triển khai Kế hoạch thực hiện Đề án giai đoạn 2016-2020. Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo Y Giang Gry Niê Knơng chủ trì cuộc họp.
 
ảnh
Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo Y Giang Gry Niê Knơng phát biểu tại cuộc họp
Mục tiêu của Đề án đến năm 2020, tốc độ tăng trưởng bình quân giá trị sản xuất ngành Nông nghiệp, thủy sản, lâm nghiệp thời kỳ 2016-2020 đạt 4,5-5%; đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng gia tăng tỷ trọng giá trị sản xuất ngành chăn nuôi lên 23-24%, trồng trọt 70-72%, dịch vụ 5-6%; sản xuất các sản phẩm hàng hóa xuất khẩu cà phê, hồ tiêu, sắn, mật ong theo chuỗi giá trị toàn cầu; phát triển chăn nuôi bò thịt, heo, chế biến lâm sản và cá nước lạnh trở thành ngành hàng có tính cạnh tranh cấp vùng; nâng cao thu nhập của dân cư nông thôn theo giá hiện hành lên 1,5 lần so với năm 2015…
 
Để tổ chức thực hiện có hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ của Đề án, UBND tỉnh đã ban hành kế hoạch thực hiện Đề án đến năm 2020. Cuộc họp cũng lấy ý kiến và thông qua dự thảo Quyết định về Ban hành quy chế làm việc Ban chỉ đạo và tổ giúp việc thực hiện Đề án; dự thảo Quyết định về phê duyệt mức phụ cấp cho Ban chỉ đạo và tổ giúp việc.
 
ảnh
Quang cảnh cuộc họp
Phát biểu tại cuộc họp, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Y Giang Gry Niê Knơng nhấn mạnh, do nội dung kế hoạch rất nhiều nên cần lựa chọn những vấn đề trọng tâm như xây dựng kế hoạch tuyên truyền; chú ý đến các mô hình nông, lâm kết hợp, sản xuất nông nghiệp ứng phó với biến đổi khí hậu, phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao…; đối với cấp huyện nên căn cứ vào kế hoạch chung của tỉnh để xây dựng kế hoạch riêng cho địa phương triển khai thực hiện.
 
Minh Thuận
 

Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.