Multimedia Đọc Báo in

Quý I, xử lý 769 vụ vi phạm trên lĩnh vực thương mại

21:14, 18/04/2017

Ngày 18-4, Ban Chỉ đạo 389 của tỉnh tổ chức họp sơ kết công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả quý I-2017 và triển khai nhiệm vụ quý II.

 Đồng chí Nguyễn Hải Ninh, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo 389 của tỉnh chủ trì cuộc họp.

Quang cảnh cuộc họp

Theo Ban Chỉ đạo 389, quý I-2017, tình hình buôn lậu, sản xuất, kinh doanh hàng giả, cấm, kém chất lượng vẫn diễn biến phức tạp. Trước tình hình đó, qua công tác kiểm tra, kiểm soát các lực lượng chức năng của tỉnh đã phát hiện và xử lý 769 vụ vi phạm, thu qua xử lý trên 19,7 tỷ đồng, trong đó, phạt hành chính hơn 7,5 tỷ đồng, tịch thu hàng hóa trị giá gần 1,3 tỷ đồng, truy nộp ngân sách Nhà nước gần 11 tỷ đồng, chủ yếu là thuốc lá, xăng dầu, thịt động vật không rõ nguồn gốc, mỹ phẩm nhập lậu….
Tuy nhiên, việc vận chuyển, buôn bán trái phép lâm sản vẫn chưa kiểm soát được, gian lận thương mại trong kinh doanh xăng dầu, khí hóa lỏng vẫn xảy ra trên thị trường. Việc phối hợp kiểm tra, kiểm soát của lực lượng chức năng với doanh nghiệp vẫn chưa được thường xuyên, công tác kiểm tra thị trường vẫn còn chồng chéo.

Trưởng Ban Chỉ đạo 389 của tỉnh Nguyễn Hải Ninh phát hiểu tại cuộc họp


Phát biểu tại cuộc họp, đồng chí Nguyễn Hải Ninh yêu cầu, thời gian đến cần tập trung vào một số nhiệm vụ trọng tâm như: tăng cường kiểm tra, kiểm soát, ngăn chặn có hiệu quả việc vận chuyển, kinh doanh, buôn bán trái phép các mặt hàng dự báo có sức tiêu thụ lớn như phân bón, xăng dầu, khí dầu mỏ hóa lỏng. Chú trọng kiểm tra các mặt hàng liên quan đến an toàn vệ sinh thực phẩm, sản xuất và kinh doanh rượu. Đồng thời, kiểm soát chặt và xử lý nghiêm vi phạm trong hoạt động bán hàng đa cấp, điểm tập kết, kinh doanh thuốc lá điếu nhập lậu…

Một vụ vận chuyển thịt động vật không rõ nguồn gốc được Chi cục Quản lý thị trường tỉnh phát hiện



Đỗ Lan
 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.