Multimedia Đọc Báo in

Bàn giao 60 công trình vệ sinh cho phụ nữ dân tộc thiểu số nghèo

17:50, 31/07/2017

Ngày 31-7, Hội LHPN tỉnh đã tổ chức bàn giao 60 công trình vệ sinh cho phụ nữ dân tộc thiểu nghèo xã Hòa Thắng (TP. Buôn Ma Thuột) và xã Ea Wer (huyện Buôn Đôn).

a
Đại diện Hội LHPN tỉnh trao bảng tượng trưng 40 công trình vệ sinh cho Hội Phụ nữ xã Hòa Thắng (TP. Buôn Ma Thuột)

Theo đó, tại xã Hòa Thắng, Hội đã bàn giao 40 công trình vệ sinh cho 40 hộ là phụ nữ dân tộc thiểu số nghèo, gồm: buôn Kom Leo (27 công trình) và buôn Cuôr Kăp (13 công trình) với tổng kinh phí xây dựng 220 triệu đồng. Trong đó, Hội LHPN tỉnh hỗ trợ 160 triệu đồng và các gia đình đối ứng 60 triệu đồng.

a
Chị H' Knap Niê (buôn Cuôr Kăp, xã Hòa Thắng, TP. Buôn Ma Thuột) phấn khởi khi được hỗ trợ xây dựng nhà vệ sinh

Chiều cùng ngày, Hội tiếp tục bàn giao 20 công trình cho các hộ phụ nữ dân tộc thiểu số nghèo tại buôn Ea Prí (xã Ea Wer, huyện Buôn Đôn) với tổng kinh phí xây dựng hơn 100 triệu đồng (Hội hỗ trợ 80 triệu, các gia đình đối ứng hơn 20 triệu đồng).

Theo kế hoạch, năm 2017, Hội LHPN tỉnh tiến hành xây dựng 100 công trình vệ sinh cho gia đình phụ nữ dân tộc thiểu số nghèo tại TP. Buôn Ma Thuột, huyện Buôn Đôn và Ea H’leo với tổng kinh phí gần 700 triệu đồng. Trong đó, Hội hỗ trợ 400 triệu đồng; các gia đình, địa phương và hội viên phụ nữ đối ứng gần 300 triệu đồng. Đây là hoạt động nhằm nâng cao nhận thức và trách nhiệm thay đổi hành vi, thói quen cho hội viên, phụ nữ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo trong việc sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh; cải thiện môi trường sống, góp phần hoàn thành tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới.

Trong tháng 8, Hội sẽ bàn giao thêm 40 công trình vệ sinh cho hộ phụ nữ dân tộc thiểu số nghèo tại xã Ea H’leo (huyện Ea H’leo).

 

Thúy Hồng


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.