Multimedia Đọc Báo in

Rà soát Đề án Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại huyện Cư M'gar

17:23, 03/08/2017

Ngày 2-8, Sở NN-PTNT đã có buổi làm việc với UBND huyện Cư M’gar về việc rà soát, điều chỉnh bổ sung Đề án Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn.

Huyện Cư M’gar có điều kiện để phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đối với các nhóm cây chủ lực như cà phê, tiêu, ngô và cây ăn quả. Theo Đề án Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao giai đọan 2015-2020 của tỉnh, đến năm 2020, trên địa bàn huyện sẽ có 5.000 ha cà phê, 300 ha tiêu và 370 ha cây ăn quả thực hiện nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

Buổi làm việc giữa Sở NN-PTNT và UBND huyện Cư M'ga

Tại buổi làm việc, ngành nông nghịêp huyện cho rằng, về việc xây dựng cánh đồng lớn thì trên địa bàn có thể thực hiện đối với nhóm cây cà phê và cây ngô; nhiều xã có diện tích trồng tập trung lớn như Cư Dliê M’Nông Ea Tul, Ea Tar, Quảng Tiến... Cụ thể, đối với cây tiêu và cà phê thì áp dụng tưới tiết kiệm, cây ngô có thể áp dụng ứng dụng công nghệ cao theo hướng về giống năng suất cao, thu họach và chế biến. Riêng cây lúa, hồ tiêu thì khó thực hiện vì phần lớn diện tích loại cây này của địa phương được trồng không tập trung. Hiện tại, một số đơn vị như: Công ty Cà phê Drao có nhiều tiềm năng để hình thành vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và cánh đồng lớn với diện tích hơn 209 ha cà phê; Công ty Cà phê Ea Pốk cũng có 130 ha tái canh cà phê áp dụng nông nghiệp công nghệ cao và hệ thống chế biến ướt, khoảng 550 ha cà phê liên vùng liên khoảnh có thể thực hiện cánh đồng lớn, ngoài ra, còn có thể hình thành vùng chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao đối với các giống bò thịt, bò sữa.

Chăn nuôi bò thịt tại Công ty cà phê Ea Pốk

Để nâng cao hiệu quả thực hiện Đề án, huyện Cư M’gar đề nghị các ngành chức năng liên quan, đơn vị tư vấn sớm tiến hành khoanh vẽ trên bản đồ các vùng nông nghịêp ứng dụng công nghệ cao cũng như xác định vị trí, quy mô, chủng loại cây trồng phù hợp.

Đỗ Lan

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.