Multimedia Đọc Báo in

Cơ hội hợp tác về công nghiệp cơ khí với Hàn Quốc

22:00, 10/12/2017
Phó Chủ tịch UBND tỉnh H’Yim Kđok đã chủ trì buổi tiếp và làm việc với Hội cơ khí tỉnh Jeollabukdo (Hàn Quốc) do ông Kwon Sang Sik – Chủ tịch hội làm Trưởng đoàn đến tìm hiểu tiềm năng, cơ hội hợp tác về công nghiệp cơ khí với Đắk Lắk.
 
Tỉnh Đắk Lắk đã giới thiệu về tiềm năng, lợi thế trong phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và cơ chế khuyến khích ưu đãi đầu tư đối với các doanh nghiệp nước ngoài. Riêng trong lĩnh vực công nghiệp cơ khí, địa phương mời gọi các dự án quy mô lớn, công nghệ hiện đại, đặc biệt là nhà máy gia công chính xác, cơ sở nhiệt luyện, nhà máy đúc công nghệ cao…
 
Quang cảnh buổi làm việc
Quang cảnh buổi làm việc
 
Phó Chủ tịch UBND tỉnh H’Yim Kđok cho biết, thời gian tới, tỉnh Đắk Lắk và Jeollabukdo sẽ ký kết chương trình hợp tác toàn diện, trong đó, đối với lĩnh vực cơ khí, địa phương mong muốn phía Hàn Quốc hỗ trợ doanh nghiệp của tỉnh sản xuất các chi tiết, phụ tùng phục vụ ngành nông nghiệp, công nghiệp ôtô, xe máy, điện tử; đào tạo cán bộ quản lý và ứng dụng chuyển giao công nghệ mới, nhất là trong lĩnh vực cơ khí chính xác; đồng thời, liên kết đầu tư, giao thương sản phẩm cơ khí giữa doanh nghiệp 2 tỉnh.
 
Phó Chủ tịch UBND tỉnh H’Yim Kđok và ông Kwon Sang Sik, Chủ tịch Hội cơ khí tỉnh Jeollabukdo thỏa thuận về chương trình hợp tác giữa hai bên
Phó Chủ tịch UBND tỉnh H’Yim Kđok và ông Kwon Sang Sik, Chủ tịch Hội cơ khí tỉnh Jeollabukdo thỏa thuận về chương trình hợp tác giữa hai bên.
 
Ông Kwon Sang Sik, Chủ tịch Hội cơ khí tỉnh Jeollabukdo cho biết, Hội sẽ cử các cán bộ, chuyên gia hỗ trợ đào tạo kỹ thuật, kỹ năng quản lý cho doanh nghiệp cơ khí Đắk Lắk; đồng thời, kết nối các doanh nghiệp Hàn Quốc để hỗ trợ, hợp tác đầu tư với Đắk Lắk trong lĩnh vực này.
 
Minh Thông
 

Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.