Multimedia Đọc Báo in

Đẩy mạnh tuyên truyền về phòng chống bạo lực, xâm hại trẻ em

08:35, 21/08/2018

Ngày 17-8-2018, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy ban hành Công văn số 972-CV/BTGTU về công tác tuyên truyền phòng chống bạo lực, xâm hại trẻ em, phòng chống tai nạn thương tích trẻ em.

Theo đó, đề nghị Ban Tuyên giáo các huyện, thị, thành ủy, đảng ủy trực thuộc, Ủy ban MTTQVN và các đoàn thể chính trị - xã hội hướng dẫn các tổ chức cơ sở đảng, đơn vị trực thuộc tổ chức tuyên truyền, phổ biến các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em, đặc biệt là các giải pháp, kỹ năng về phòng chống bạo lực, xâm hại trẻ em, phòng chống tai nạn thương tích trẻ em đến cán bộ, đảng viên, công chức viên chức, các hội viên, đoàn viên và nhân dân thuộc đơn vị, địa phương mình, nhằm tạo sự chuyển biến trong hành động của mỗi cá nhân, tập thể trong công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em, góp phần xây dựng môi trường sống an toàn, lành mạnh cho mọi trẻ em.

Phòng
Dạy trẻ cách biểu hiện thái độ tình cảm với mọi người xung quanh trong trường mầm non. Ảnh tư liệu

Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy cũng đề nghị Sở Giáo dục và Đào tạo tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục cũng như cha mẹ học sinh trong việc chủ động phát hiện, phòng ngừa, ngăn chặn nguy cơ bị bạo lực, tiềm ẩn tai nạn thương tích đối với trẻ em, học sinh. Sở Lao động – Thương binh và Xã hội phối hợp với các sở, ban, ngành, đơn vị liên quan tăng cường truyền thông, giáo dục, vận động xã hội nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền các cấp, các ngành, các tổ chức, cộng đồng xã hội, cha mẹ, trẻ em về phòng ngừa, ngăn chặn nguy cơ tiềm ẩn và kịp thời can thiệp, hỗ trợ trẻ em khi bị bạo lực, xâm hại, tai nạn thương tích.

Các cơ quan báo chí của tỉnh cần dành thời lượng, chuyên mục, chuyên trang hợp lý để đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân, gia đình và cộng đồng về chăm sóc, giáo dục, bảo vệ trẻ em nói chung, phòng ngừa bạo lực, xâm hại trẻ em, tai nạn thương tích trẻ em nói riêng…

Kim Oanh

 

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.