Multimedia Đọc Báo in

Hội thảo khoa học Phát huy giá trị Di tích Nhà đày Buôn Ma Thuột

16:45, 12/10/2018

Ngày 12-10, UBND tỉnh Đắk Lắk phối hợp với Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam và Cục Di sản – Bộ VH-TT-DL tổ chức Hội thảo khoa học Phát huy giá trị Di tích Nhà đày Buôn Ma Thuột.

Ông Nguyễn Tuấn Hà – Phó Chủ tịch UBND tỉnh và Phó GS.TS Phạm Mai Hùng – Phó Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam cùng chủ trì Hội thảo.

Phó Chủ tịch...
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Tuấn Hà phát biểu tại Hội thảo


Hội thảo nhằm khẳng định vai trò, giá trị lịch sử đặc biệt của Di tích Nhà đày Buôn Ma Thuột giai đoạn 1930 - 1975 ; Tham vấn ý kiến của các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý và các nhân chứng lịch sử để hoàn thiện hồ sơ khoa học gửi cấp thẩm quyền trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, công nhận Di tích Quốc gia đặc biệt; có sự phối hợp đồng bộ và thống nhất giữa các ngành, đơn vị liên quan ở Trung ương cũng như địa phương trong công tác bảo tồn, phát huy giá trị của di tích nhằm phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn Đắk Lắk nói riêng và Tây Nguyên nói chung; Thống nhất tên gọi Di tích là "Nhà đày Buôn Ma Thuột”  hay “Nhà tù Buôn Ma Thuột”.

12 tham luận cùng nhiều ý kiến tâm huyết của các đại biểu có mặt tại Hội thảo đã tập trung trao đổi, phản biện và làm rõ những vấn đề nêu trên. Trong đó, đặc biệt chú trọng đến việc bảo tồn, gìn giữ nguyên trạng của di tích trước “cơn lốc” đô thị hóa hiện nay. Theo đó, từng bước tôn tạo kiến trúc, cảnh quan cũng như đẩy mạnh công tác nghiên cứu, sưu tầm, phục dựng các yếu tố lịch sử gốc cấu thành di tích này trong gần nửa thế kỷ qua.
       

Quang cảnh Hội thảo
Quang cảnh Hội thảo

Kết luận Hội thảo, thay mặt UBND tỉnh Đắk Lắk, ông Nguyễn Tuấn Hà  ghi nhận những ý kiến đóng góp quý báu, giàu tâm huyết của các đại biểu; đồng thời yêu cầu các sở, ngành chức năng nghiêm túc tiếp thu và nhanh chóng thực hiện việc hoàn thiện hồ sơ khoa học đối với di tích trên trình Thủ tướng xem xét, công nhận là Di tích Quốc gia đặc biệt vào cuối năm 2018 để xứng đáng là địa chỉ đỏ nhằm giáo dục truyền thống đấu tranh cách mạng, lòng yêu nước cho thế hệ trẻ hôm nay và mai sau.
                                                                                         

Phương Đình  


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.