Multimedia Đọc Báo in

Đẩy mạnh triệt xóa các điểm sử dụng ma túy

16:32, 01/11/2018

UBND tỉnh vừa có văn bản chỉ đạo về việc đẩy mạnh triệt xóa các điểm sử dụng ma túy, lập hồ sơ xử lý hành chính đối với người nghiện ma túy trên địa bàn tỉnh.

Theo đó, tỉnh yêu cầu các sở, ngành, đoàn thể và UBND các huyện, thị xã, thành phố tăng cường công tác thông tin tuyên truyền, giáo dục về phòng chống ma túy trên các phương tiện thông tin đại chúng; tuyên truyền những cách làm hay, mô hình hiệu quả, gương điển hình trong công tác phòng chống ma túy tại cơ sở. Rà soát, có phương án sắp xếp hợp lý, có phòng ở, trang thiết bị phục vụ việc tiếp nhận các trường hợp nghiện ma túy không có nơi cư trú ổn định trong thời gian lập hồ sơ áp dụng biện pháp xử lý hành chính, đưa vào cơ sở cai nghiện. Triển khai các biện pháp nắm tình hình, kịp thời phát hiện, ngăn chặn tình trạng học viên gây rối, đập phá tài sản tại cơ sở điều trị cai nghiện. 

d
Công an xã Ea Kuêh (huyện Cư M'gar) tuyên truyền về những tác hại của ma túy tại một hộ dân trên địa bàn. 

Đồng thời, thực hiện có hiệu quả đợt cao điểm triệt xóa các điểm sử dụng ma túy, lập hồ sơ xử lý hành chính đối với người nghiện ma túy trên địa bàn tỉnh. Phát động hội viên, đoàn viên và nhân dân tích cực tham gia phát hiện, tố giác, cung cấp thông tin cho lực lượng công an về các điểm sử dụng, các đối tượng sử dụng ma túy…

Theo thống kê, tính đến hết tháng 7-2018, trên địa bàn tỉnh có 1.527 người nghiện ma túy có hồ sơ quản lý, trong đó có 1.168 người nghiện đang ở ngoài xã hội. Với số lượng người nghiện ma túy như trên, nếu không thực hiện tốt công tác quản lý đối tượng sẽ phát sinh nhiều loại tội phạm, vi phạm pháp luật khác.

Hoàng Tuyết


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.