Multimedia Đọc Báo in

Hàng trăm trụ tiêu của người dân ở huyện Cư M'gar bị chặt phá, huỷ hoại

14:46, 07/11/2018
Công an huyện Cư M’gar cho biết, hiện các cơ quan chức năng đang điều tra làm rõ vụ việc hàng trăm trụ tiêu của 2 hộ dân bị chặt phá, hủy hoại vừa xảy ra trên địa bàn.
 
Trước đó, ngày 30-10, bà Hồ Thị Nhã (SN 1979, trú tại thôn 6, xã Cư M’gar) ra thăm vườn và tá hỏa phát hiện ra 111 trụ tiêu trong tổng số 200 trụ tiêu của gia đình bà bị chặt ngang gốc. Đây là số trụ tiêu trồng năm thứ 5, với thiệt hại ước tính khoảng khoảng trên 50 triệu đồng. Ngay sau đó, gia đình bà Nhã đã báo cho cơ quan chức năng đến xác minh, làm rõ.
 
Vườn tiêu của nhà bà Nhã chết do bị chặt phá
Vườn tiêu của nhà bà Nhã chết do bị chặt phá
 
Điều đáng nói hơn là chỉ hai ngày sau đó, tức ngày 1-11, thì hộ ông Nguyễn Văn Cường (SN 1964) trú ở cùng thôn cũng đến trình báo cơ quan chức năng về việc hàng trăm trụ tiêu của gia đình ông nghi bị “đầu độc”. Theo trình báo của ông Cường thì gia đình ông có 1 ha đất và trồng 1.500 trụ tiêu, hiện đang là năm thứ 6 và cho thu hoạch sản lượng mỗi năm hơn 3 tấn.
 
Trụ tiêu của gia đình ông Nguyễn Văn Cường bỗng dựng héo, rụng lá nghi do bị
Trụ tiêu của gia đình ông Nguyễn Văn Cường bỗng dưng héo, rụng lá nghi do bị "đầu độc"
 
Tuy nhiên, sáng 1-11, ông ra vườn thì thấy nhiều trụ tiêu bị rụng trái, lá. Khi bới ở dưới gốc tiêu lên để kiểm tra thì ông phát hiện có nhiều hạt nhỏ màu trắng và màu vàng được vùi lấp dưới những gốc tiêu này. Tính đến nay, đã có khoảng trên 600 trụ tiêu của gia đình ông Cường đang bị rụng lá, chết dần, ước tính thiệt hại hàng trăm triệu đồng.
 
Hiện cơ quan chức năng đang tiếp tục điều tra, làm rõ sự việc.

Đỗ Lan


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.