Multimedia Đọc Báo in

Hỗ trợ hội viên phụ nữ vay hơn 85 tỷ đồng khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh

21:02, 09/12/2018
Chiều 9-12, tại TP. Buôn Ma Thuột, Trung ương Hội LHPN Việt Nam phối hợp với Hội LHPN tỉnh tổ chức Hội nghị đánh giá việc triển khai thực hiện Đề án Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp. Tham dự hội nghị có 100 đại biểu đại diện cho Hội LHPN các tỉnh khu vực miền Trung- Tây Nguyên.
 
Các đại biểu tham dự hội nghị
Các đại biểu tham dự hội nghị
 
Đề án Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp giai đoạn 2017-2025 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt từ tháng 6-2017. Đến tháng 11-2018, 100% tỉnh, thành phố được UBND cùng cấp phê duyệt Đề án. Trong năm 2018, các cấp Hội Phụ nữ được cấp hơn 64,8 tỷ đồng để thực hiện Đề án, trong đó cấp Trung ương 15 tỷ, cấp tỉnh hơn 49,8 tỷ.
 
Để hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp, Hội LHPN các tỉnh, thành phố đã tập huấn ý tưởng kinh doanh cho hơn 30,6 nghìn phụ nữ (sau tập huấn có hơn 14.400 phụ nữ khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh); phối hợp với các ngân hàng, tổ chức tài chính vi mô, doanh nghiệp cho 7.640 phụ nữ vay vốn với hơn 85 tỷ đồng; hỗ trợ thành lập 1.311 tổ hợp tác, hợp tác xã; kết nối quảng bá, tiêu thụ sản phẩm cho trên 800 doanh nghiệp nữ. Đến nay, đã có 26 tỉnh thành lập Hội Doanh nhân nữ, qua đó đồng hành với Hội Phụ nữ địa phương trong việc triển khai Đề án như hỗ trợ đào tạo, trao phương tiện sinh kế, thành lập Quỹ Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp…
 
Đại diện Hội LHPN tỉnh Quảng Ngãi đóng góp ý kiến tại hội nghị
Đại diện Hội LHPN tỉnh Quảng Ngãi đóng góp ý kiến tại hội nghị
 
Bên cạnh kết quả đạt được, Hội LHPN các cấp cũng gặp một số khó khăn như: Khả năng hướng dẫn phụ nữ xây dựng ý tưởng, lập kế hoạch kinh doanh của cán bộ Hội còn hạn chế; thời điểm phê duyệt Đề án ở một số tỉnh còn chậm, chưa được cấp kinh phí hoạt động; tỷ lệ phụ nữ thành lập doanh nghiệp còn thấp (2,5%); nhiều chị em chưa có mong muốn, động lực khởi sự kinh doanh sau tập huấn…
 
Năm 2019, Hội LHPN các cấp tiếp tục thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm như: truyền thông đến nhóm phụ nữ có nhu cầu khởi nghiệp; kết nối hỗ trợ vốn, tiêu thụ sản phẩm, xây dựng thương hiệu cho sản phẩm của phụ nữ; hỗ trợ các hộ kinh doanh thành lập doanh nghiệp hoặc tham gia hợp tác xã…
 
Vân Anh
 

Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.