Multimedia Đọc Báo in

Huyện Ea Kar đón nhận Bằng di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh năm 2018

19:24, 21/12/2018

Sáng 21-12, Huyện ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQVN huyện Ea Kar long trọng tổ chức Lễ đón nhận Bằng xếp hạng di tích lịch sử  - văn hóa cấp tỉnh Khu tượng đài Thành quả Đoàn 333 - Quân khu V.

Tượng đài Thành Quả Đoàn 333 được khởi công xây dựng tháng 12-1985, nằm trong khuôn viên của Công viên 22/12 trước đây, bên cạnh Quốc lộ 26 - thị trấn Ea Knốp.

Một tiết mục văn nghệ chào mừng tại Lễ đón nhận
Một tiết mục văn nghệ chào mừng tại Lễ đón nhận Bằng xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh Khu tượng đài Thành Quả Đoàn 333.

Tượng đài cao 15m, có 3 phần chính: bệ tượng, đài sen, thân tượng. Điểm đặc biệt của tượng đài là vật liệu xây dựng. Bên cạnh vật liệu chính là bê tông, cốt thép, phần đài sen và thân tượng được dát một lớp đồng dày với khối lượng 6.000 kg - là chiến lợi phẩm của quân ta thu được trong kháng chiến chống Mỹ. Tượng đài Thành Quả là công trình ghi dấu những đóng góp to lớn của Đoàn 333, là niềm tự hào của nhân dân trong khu vực, để lại dấu ấn đậm nét đối với bất kỳ ai mỗi khi đến huyện Ea Kar. 

 Lãnh đạo Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch
Lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch trao Bằng xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh Khu tượng đài Thành Quả Đoàn 333. 

Phát biểu tại buổi lễ, đại diện lãnh đạo huyện Ea Kar bày tỏ niềm vinh dự là địa phương có công trình lịch sử - văn hóa cấp tỉnh này, đồng thời khẳng định Đảng bộ, chính quyền địa phương và nhân dân huyện Ea Kar sẽ tích cực tham gia bảo tồn, tôn tạo, gìn giữ và phát huy giá trị khu di tích, làm cho khu di tích trở thành một điểm đến tham quan, nhằm giáo dục cho thế hệ hôm nay và mai sau ghi nhớ công lao của cán bộ, chiến sĩ, công nhân quốc phòng Đoàn 333 nói riêng, của những người lính Cụ Hồ nói chung trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

 Nguyên Hoa

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.