Multimedia Đọc Báo in

Tạm giữ 3 đối tượng trộm cắp trên 200 chiếc điện thoại

17:24, 23/01/2019

Ngày 23-1, Đội Cảnh sát hình sự Công an TP. Buôn Ma Thuột đang tiếp tục đấu tranh lấy lời khai ba đối tượng, trong đó có một cặp tình nhân đã trộm cắp trên 200 chiếc điện thoại di động các loại của người dân.

Đó là Trần Xuân Tuấn (25 tuổi), Nguyễn Đức Minh Tiến (25 tuổi, cùng ngụ xã Ea Tiêu, huyện Cư Kuin) và H’Ana Êban (18 tuổi, ngụ xã Cư Êbur, TP. Buôn Ma Thuột). Riêng H’Ana Êban đang bị bệnh nên được cho nhập viện điều trị dưới sự giám sát của lực lượng Công an. Được biết, Tuấn và H’Ana là người yêu của nhau...

d
Các đối tượng và tang vật tại cơ quan điều tra.

Trước đó, đêm 9-1-2019, Tuấn mang theo kìm cộng lực rồi rủ bạn gái H’Ana đến tiệm điện thoại của bà Trần Ngọc Ca Giao (42 tuổi, xã Cư Êbur, TP. Buôn Ma Thuột). Tại đây, thấy cửa tiệm khóa ngoài nên Tuấn dùng kìm cộng lực cắt các ổ khóa, rồi cùng bạn gái đột nhập vào trong lấy trên 200 chiếc điện thoại di động các loại và 13 đồng hồ đeo tay. Sau khi trộm cắp được số tài sản trên, Tuấn và bạn gái đã đem cầm cố, bán nhiều chiếc điện thoại và đồng hồ để lấy tiền tiêu xài. Đến ngày 21-1, khi Tuấn đem 2 chiếc đồng hồ cùng 5 chiếc điện thoại di động đi tiêu thụ thì bị Công an TP. Buôn Ma Thuột phát hiện, bắt giữ… Mở rộng điều tra, Tuấn khai nhận, trước đó, đêm 31-12-2018 Tuấn cùng Tiến đã dùng kìm cộng lực cắt khóa đột nhập tiệm điện thoại đi động của anh Nguyễn Thái Trường (xã Hòa Thắng, TP. Buôn Ma Thuột) trộm cắp trên 20 chiếc điện thoại di động các loại để bán lấy tiền tiêu xài.

Hiện Đội Cảnh sát hình sự Công an TP. Buôn Ma Thuột đã truy thu được gần 100 chiếc điện thoại di động và trên 10 chiếc đồng hồ là tang vật chúng trộm cắp. Được biết Tuấn từng có 1 tiền án về tội tàng trữ trái phép chất ma túy và nghiện ma túy nhiều năm nay. Còn Tiến có 2 tiền án về tội trộm cắp tài sản và cố ý gây thương tích.

Xuân Trường


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.