Multimedia Đọc Báo in

Diễn đàn "Sử dụng internet an toàn – Vì tương lai tuổi trẻ"

16:29, 10/03/2019
Ngày 10-3, Tỉnh Đoàn, Hội LHPN tỉnh, VNPT Đắk Lắk phối hợp tổ chức Diễn đàn “Sử dụng internet an toàn – Vì tương lai tuổi trẻ”.
 
Chương trình có sự tham gia của Giáo sư, Tiến sĩ, Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Lân Dũng cùng hơn 500 học sinh trên địa bàn TP. Buôn Ma Thuột.
 
Đại biểu cùng các em học sinh tham gia diễn đàn
Đại biểu cùng các em học sinh tham gia diễn đàn
 
Tại diễn đàn, từ những bài học được đúc rút qua thực tiễn, Giáo sư, Tiến sĩ, Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Lân Dũng đã định hình cho các em về cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật lần thứ 4 (4.0) và chỉ ra những cơ hội, thách thức mà thế hệ trẻ Việt Nam phải đối mặt; trang bị kỹ năng hành vi ứng xử an toàn và thông minh trong các mối quan hệ “ảo”; chia sẻ cho gia đình, thầy cô, nhà trường cách quan tâm, định hướng và giáo dục con em sử dụng internet một cách thông minh và hiệu quả.
 
Giáo sư, Tiến sĩ, Nhà giáo nhân dân Nguyễn Lân Dũng
Giáo sư, Tiến sĩ, Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Lân Dũng phát biểu chia sẻ tại diễn đàn
 
Nhân dịp này, VNPT Đắk Lắk đã trao tặng 15 suất học bổng (1 triệu đồng/suất) cho các em học sinh nghèo vượt khó đang học tập tại các trường trên địa bàn TP. Buôn Ma Thuột.
 
Đại diện Hội LHPN tỉnh và VNPT Đắk Lắk trao học bổng cho học sinh nghèo vượt khó
Đại diện Hội LHPN tỉnh và VNPT Đắk Lắk trao học bổng cho học sinh nghèo vượt khó
 
Diễn đàn là hoạt động có ý nghĩa, nhằm cung cấp thêm thông tin bổ ích về cách tiếp cận với công nghệ, trang bị cho học sinh các kỹ năng thực hành xã hội, nâng cao nhận thức về trách nhiệm đối với bản thân, gia đình, xã hội. Đồng thời, tạo cơ hội để các em nói lên tâm tư, suy nghĩ, mong muốn về các vấn đề trẻ em quan tâm, từ đó hướng tới xây dựng môi trường sống an toàn, thân thiện, bình đẳng và lành mạnh cho trẻ em.
 
Vân Anh
 
 
 
 
 

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.