Multimedia Đọc Báo in

Đoàn khách của Bộ NN-PTNT thăm một số cơ sở sản xuất và chế biến cà phê trên địa bàn tỉnh

07:23, 10/03/2019

Chiều ngày 9-3, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường đã đến thăm Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển An Thái (Khu công nghiệp Hòa Phú) thuộc Tập đoàn An Thái.

Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển An Thái là đơn vị đã gắn kết nghiên cứu - sản xuất - kinh doanh trong lĩnh vực chế biến cà phê hòa tan, cà phê hạt rang cung cấp cho thị trường nội địa và quốc tế. Các sản phẩm của Công ty được sản xuất theo quy trình khép kín; sử dụng công nghệ hiện đại từ Châu Âu. Hệ thống phân phối sản phẩm rộng khắp thị trường trong nước và mở rộng thị trường quốc tế với trên 30 nước như Mỹ, Nga, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia ….

ảnh
Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường (thứ 2 từ phải sang) thăm nhà máy chế biến cà phê của Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển An Thái

Phát biểu tại buổi làm việc, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường đánh giá cao những nỗ lực của Công ty trong chế biến và xuất khẩu cà phê. Trong thời gian tới, Công ty cần xây dựng một chiến lược tốt về vùng nguyên liệu bền vững và tăng cường sự liên kết, hợp tác với nông dân trồng cà phê; tiếp tục đổi mới về công nghệ chế biến nhằm đáp ứng yêu cầu của những thị trường khó tính… Qua đó, nâng cao hơn nữa vị thế của một trong những doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực cà phê, góp phần mang lại niềm tự hào cho cà phê Việt trên bản đồ cà phê thế giới.

ảnh
Đoàn khách của Bộ NN-PTNT đi thăm vườn cà phê hữu cơ

Trước đó, vào sáng ngày 9-3, Đoàn khách của Bộ NN-PTNT tham dự Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 7 cũng đã đi thăm một số cơ sở sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn huyện Cư M’gar như vườn rau hữu cơ của Công ty Cổ phần Thực phẩm sạch Núi Xanh (thôn 4, thị trấn Ea Pốk); vườn cà phê hữu cơ của hộ anh Đặng Văn Huy (thôn 3, xã Cư Suê) để tham quan, tìm hiểu hiệu quả hoạt động sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao của nông dân Đắk Lắk.

Minh Thuận


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.