Multimedia Đọc Báo in

Gấp rút hoàn thành các nhiệm vụ lễ tân và hậu cần phục vụ Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 7

15:28, 06/03/2019

Sáng 6-3, Tiểu ban Đối ngoại, lễ tân và hậu cần Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 7 năm 2019 tổ chức cuộc họp dưới sự chủ trì của Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Tiểu ban Nguyễn Tuấn Hà. 

Theo báo cáo tại cuộc họp, tính đến nay, công tác chuẩn bị cho lễ hội cơ bản triển khai đúng tiến độ. Văn phòng UBND tỉnh đã gửi 1.900 giấy mời dự khai mạc, bế bạc và Hội nghị xúc tiến đầu tư cho các đại biểu trong và ngoài tỉnh; đã in xong các loại thẻ đeo và bảng xe ưu tiên, dự kiến cấp phát hoàn thành trong ngày 8-3. 

ảnh
Phó Chánh Văn phòng Trung ương Đảng, nguyên Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Đắk Lắk Nguyễn Hải Ninh đóng góp ý kiến tại cuộc họp

Lượng khách đến tham gia lễ hội đã xác nhận được đến thời điểm này gồm 26 đoàn Trung ương với 119 đại biểu; 17 đoàn khách của các tỉnh, thành phố với 96 đại biểu.

Sở Ngoại vụ cũng cập nhật được 23 đoàn khách quốc tế với 147 người đăng ký tham dự lễ hội.

Đến thời điểm này, công tác chuẩn bị cho lễ hội đang được triển khai tích cực, có sự phối hợp với Văn phòng UBND tỉnh hỗ trợ điều chỉnh đúng yêu cầu chỉ đạo của UBND tỉnh.

ảnh

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Tuấn Hà phát biểu chỉ đạo cuộc họp

Phát biểu tại cuộc họp, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Tuấn Hà yêu cầu các đơn vị liên quan cần phối hợp với Tiểu ban Đối ngoại, lễ tân và hậu cần trong việc đón khách mời tại buổi khai mạc và bế mạc lễ hội để không xảy ra sai sót.

UBND TP. Buôn Ma Thuột chỉnh trang đô thị, trang trí đường hoa, bảo đảm thành phố xanh - sạch - đẹp. Sở Y tế chủ trì phối hợp các cơ quan có liên quan bảo đảm an toàn thực phẩm tuyệt đối cho điểm lưu trú, bố trí nhân viên trực và xe y tế lưu động tại các điểm chính diễn ra các sự kiện của lễ hội... 

Minh Thuận

 

 

 

 

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.