Multimedia Đọc Báo in

Giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm hỗ trợ phụ nữ nghèo vùng biên phát triển kinh tế

17:00, 06/03/2019

Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Ea H’leo, Krông Năng và Buôn Đôn vừa phối hợp tổ chức giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ vốn cho phụ nữ phát triển kinh tế tại xã Krông Na (huyện Buôn Đôn).

Tại chương trình, hơn 100 hội viên phụ nữ của xã Krông Na đã được nghe những câu chuyện về tấm gương hội viên phụ nữ vượt khó vươn lên làm giàu ở huyện Ea H’leo và Krông Năng; giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm chăn nuôi, sản xuất, kinh doanh... 

Đại diện Hội LHPN huyện Ea H'leo và Krông Năng trao vốn sinh kế cho hội viên phụ nữ nghèo làm chủ hộ của xã Krông Na (huyện Buôn Đôn)
Đại diện Hội LHPN huyện Ea H'leo và Krông Năng trao vốn sinh kế cho hội viên phụ nữ nghèo làm chủ hộ của xã Krông Na (huyện Buôn Đôn).

Tiếp đó, Hội LHPN ba huyện đã phát động Chương trình nhắn tin ủng hộ đồng hành với phụ nữ biên cương qua tổng đài 1409. Ngoài ra, Hội LHPN huyện Ea H’leo và Krông Năng còn trao vốn sinh kế cho 14 hội viên phụ nữ nghèo làm chủ hộ có ý tưởng phát triển sản xuất với số tiền 42 triệu đồng (3 triệu đồng/hội viên) và 120 suất quà tặng phụ nữ nghèo xã Krông Na.

Hội LHPN huyện Ea Kar trao quà cho hội viên phụ nữ nghèo xã Krông Na (huyện Buôn Đôn).
Hội LHPN huyện Ea Kar trao quà cho hội viên phụ nữ nghèo xã Krông Na (huyện Buôn Đôn).

Đây là một trong những hoạt động nằm trong chương trình “Đồng hành cùng phụ nữ biên cương” do Ban Thường vụ Hội LHPN tỉnh và Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh tổ chức. Trước đó, đầu năm 2019, Hội LHPN các huyện Krông Búk, Krông Ana, Cư Kuin, Krông Pắc, Krông Bông, M’Đrắk, Ea Kar, Lắk, Cư M’gar và TP. Buôn Ma Thuột đã trao 490 suất quà tặng hội viên phụ nữ nghèo của 3 xã biên giới thuộc hai huyện Buôn Đôn, Ea Súp.

Hoàng Ân

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.