Multimedia Đọc Báo in

Hơn 500 chiếc đồng hồ phát hiện tại cửa hàng Nhật Vĩnh và Lợi Phát là hàng nhập lậu, không rõ nguồn gốc, xuất xứ

20:32, 29/03/2019

Cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh cho biết, Cục vừa trình UBND tỉnh ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính và tịch thu tang vật trong vụ việc phát hiện hơn 500 chiếc đồng hồ nhập lậu và không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

Trước đó, ngày 21-3-2019, Đội QLTT số 1 thuộc Cục QLTT tỉnh phối hợp với Đội Cảnh sát kinh tế (Công an TP. Buôn Ma Thuột) tiến hành kiểm tra việc chấp hành pháp luật đối với hai hộ kinh doanh đồng hồ tại TP. Buôn Ma Thuột là Nhật Vĩnh (số 84 Y Jut) và Lợi Phát (số 70 Y Jut).

Qua kiểm tra, cơ quan chức năng phát hiện hộ kinh doanh Nhật Vĩnh đang bày bán 169 chiếc đồng hồ và hộ kinh doanh Lợi Phát bày bán 350 chiếc đồng hồ đeo tay các loại có dấu hiệu vi phạm. Tại thời điểm kiểm tra, chủ cả hai hộ kinh doanh trên không xuất trình được hóa đơn, chứng từ chứng minh tính hợp pháp của số hàng hóa trên.

Cơ quan chức năng kiêmr tra việc baỳ bán đồng hồ tại cửa hàng Lợi Phát
Cơ quan chức năng kiểm tra việc bày bán đồng hồ tại cửa hàng Lợi Phát

Qua quá trình điều tra, xác minh, chủ hộ kinh doanh Lợi Phát đã chứng minh được tính hợp pháp của 15 chiếc đồng hồ đeo tay hiệu Lechatlau. Như vậy, Đoàn kiểm tra xác định, 169 chiếc đồng hồ bày bán ở cửa hàng Nhật Vĩnh và 335 chiếc đồng hồ bày bán tại cửa hàng Lợi Phát là hàng nhập lậu và hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ. Theo cơ quan chức năng, 504 chiếc đồng hồ này có tổng trị giá gần 400 triệu đồng.

Xét thấy vụ việc vượt thẩm quyền, Cục đã trình UBND tỉnh xử phạt theo quy định của pháp luật đối với hai hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu và kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

Đỗ Lan


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.