Multimedia Đọc Báo in

Tập trung thực hiện các giải pháp bảo đảm kịch bản tăng trưởng kinh tế năm 2019

16:14, 07/03/2019

UBND tỉnh mới xây dựng kịch bản tăng trưởng tổng sản phẩm – GRDP năm 2019, trong đó đã đề ra các nhiệm vụ cụ thể, giải pháp phù hợp để chủ động tổ chức thực hiện nhằm đạt mục tiêu đề ra cho từng ngành, lĩnh vực.

Trên cơ sở kết quả phát triển kinh tế – xã hội đã đạt được năm 2018 và mục tiêu chủ yếu đề ra cho năm 2019 (theo Nghị quyết số 24/NQ-HĐND của HĐND tỉnh) với mức tăng trưởng GRDP từ 8,7-9%/năm, kịch bản tăng trưởng kinh tế của tỉnh được xây dựng cho từng quý cụ thể: quý I tăng 6,37% (so với cùng kỳ năm 2018); quý II tăng 8,45%; quý III tăng 8,97%; quý IV tăng 9,76%, bình quân cả năm tăng 8,76% so với năm 2018.

Bí thư Tỉnh uy Êban
Bí thư Tỉnh ủy Êban Y Phu (bìa phải) và Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Ngọc Nghị kiểm tra tiến độ thi công, xây dựng Đường sách Cà phê Buôn Ma Thuột - một trong những điểm nhấn của Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 7 năm 2019. 

Theo đó, UBND tỉnh cũng đề ra các nhóm giải pháp chủ yếu gồm: tăng cường công tác quản lý Nhà nước, bảo đảm các chủ trương, chính sách được triển khai thực hiện đồng bộ, đầy đủ. Trong đó, tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh; thực hiện có hiệu quả các đề án tái cơ cấu ngành, lĩnh vực gắn với nâng cao chất lượng, hiệu quả, năng suất lao động và sức cạnh tranh của nền kinh tế; bảo đảm môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, phát triển kinh tế tư nhân trở thành động lực quan trọng, thúc đẩy hệ sinh thái khởi nghiệp; nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực; tập trung các nguồn lực thực hiện tốt chương trình giảm nghèo bền vững, bảo đảm an sinh xã hội; tổ chức tốt Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 7 năm 2019...

Lê Hương


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.