Multimedia Đọc Báo in

Câu lạc bộ hoa lan huyện Krông Ana kỷ niệm 10 năm thành lập

21:48, 28/04/2019
Ngày 28-4, Câu lạc bộ (CLB) hoa lan huyện Krông Ana đã tổ chức Lễ kỷ niệm 10 năm Ngày thành lập (28-4-2009 - 28-4-2019).
 
Tại lễ kỷ niệm, các hội viên đã ôn lại quá trình hoạt động của CLB 10 năm qua; đồng thời, trao đổi, đóng góp ý kiến, chia sẻ kinh nghiệm nhằm xây dựng CLB ngày càng lớn mạnh.
 
1
Chủ nhiệm CLB hoa lan huyện Krông Ana Bùi Quốc Việt (bìa trái) và Phó Chủ nhiệm Ngô Văn Kỳ cùng các thành viên mừng kỷ niệm 10 năm Ngày thành lập.
CLB hoa lan huyện Krông Ana được thành lập từ tháng 4-2009 với 8 hội viên, đến nay đã phát triển lên hơn 30 hội viên, gồm nhiều lứa tuổi, thành phần trong xã hội; duy trì sinh hoạt định kỳ 1 lần/tháng. Đặc biệt, CLB có 3 thành viên được Hội Sinh vật cảnh tỉnh công nhân là nghệ nhân cấp tỉnh.
 
Từ khi thành lập đến nay, các hội viên đã tích cực sưu tầm các loại lan bản địa có tại các khu rừng ở huyện như: Giả hạc, Thủy tiên, Giáng hương, Vảy rồng, Hỏa hoàng, Ý thảo… Các thành viên CLB cũng đã phát hiện ra một số loài lan đặc sắc, quý hiếm có giá trị khoa học và kinh tế như: Hoàng thảo Đắk Lắk, Hoàng thảo 5 cánh trắng mắt blue hay Hoàng thảo 5 cánh trắng Cư Yang Sin.
 
Bên cạnh đó, CLB cũng thường xuyên tổ chức các chuyến dã ngoại tham quan các khu bảo tồn thiên nhiên trong và ngoài tỉnh để nâng cao ý thức bảo vệ rừng, bảo vệ thiên nhiên cho hội viên; thường xuyên giao lưu, tham gia các cuộc thi hoa lan trong và ngoài tỉnh. 
 
1
Các đại biểu tham quan gian trưng bày các tác phẩm hoa lan.
Thời gian tới, CLB hoa lan huyện Krông Ana sẽ tăng cường giao lưu với các đơn vị để chia sẻ kinh nghiệm trồng và chăm sóc lan; chú trọng việc trao đổi, mua bán để nâng cao chất lượng vườn lan và tăng thu nhập cho hội viên; tổ chức các hội thi, trưng bày, triển lãm hoa lan nhân các dịp lễ, tết…
 
Nhân dịp này, Ban tổ chức đã tổ chức đấu giá các tác phẩm hoa lan xuất sắc và số tiền thu được sẽ bổ sung nguồn quỹ duy trì sinh hoạt CLB.
 
Thế Hùng

Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.