Multimedia Đọc Báo in

Chương trình bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp quốc gia năm 2019:

5 sản phẩm của tỉnh đăng ký tham gia

17:37, 24/04/2019

Sở Công thương cho biết, Đắk Lắk có 5 sản phẩm của 4 doanh nghiệp đủ tiêu chí đăng ký tham gia Chương trình bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp quốc gia năm 2019.

Đó là các sản phẩm: cà phê bột Hương Mỹ loại M của Công ty TNHH Thương mại - Dịch vụ Hương Mỹ (thị xã Buôn Hồ); bột ca cao nguyên chất, kẹo Chocolate của Công ty TNHH Ca cao Nam Trường Sơn (huyện Krông Ana); Gạo 721 của Công ty TNHH MTV Cà phê 721 (huyện Ea Kar) và ngói màu Kata của Công ty TNHH Sản xuất thương mại Hoàng Thụ (huyện Ea Kar). Đây là những sản phẩm đã được công nhận đạt sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp khu vực năm 2018, đạt các tiêu chí về: doanh thu và khả năng đáp ứng nhu cầu thị trường; chỉ tiêu về kinh tế - xã hội, kỹ thuật; tính văn hóa, thẩm mỹ và một số tiêu chí khác theo quy định của Ban tổ chức.

sản phẩm ca cao của Công ty TNHH ca cao Nam Trường Sơn tham gia đăng ký bình chọn
Sản phẩm bột ca cao của Công ty TNHH Ca cao Nam Trường Sơn tham gia đăng ký bình chọn

Việc tổ chức bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu nhằm phát hiện và tôn vinh các sản phẩm có chất lượng, giá trị sử dụng cao, có tiềm năng phát triển sản xuất, mở rộng thị trường, đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng trong và ngoài nước để có kế hoạch hỗ trợ phát triển sản xuất, xúc tiến thương mại, góp phần thúc đẩy công nghiệp nông thôn phát triển. Đồng thời, việc bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cũng nhằm mục đích thu hút, khuyến khích, động viên các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn nói chung và các đơn vị có sản phẩm được bình chọn tích cực hơn nữa trong việc duy trì phát triển sản xuất sản phẩm chất lượng cao, tận dụng được tiềm năng, lợi thế của địa phương.

Đỗ Lan

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.