Multimedia Đọc Báo in

Phòng chống bạo lực học đường lấy giáo dục, nêu gương làm chính

17:37, 17/04/2019

Sáng 17-4, Bộ GD-ĐT đã tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc về bảo đảm an ninh, an toàn trường học, phòng chống bạo lực học đường với 63 tỉnh, thành phố.

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ chủ trì hội nghị. Tham dự hội nghị tại điểm cầu Đắk Lắk có lãnh đạo và đại diện lãnh đạo các phòng, ban chuyên môn của Sở GD-ĐT.

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ phát biểu tại hội nghị. (Ảnh chụp qua màn hình)
Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ phát biểu tại hội nghị. (Ảnh chụp qua màn hình)

Tại hội nghị, các đại điểu đã được nghe đại diện Bộ GD-ĐT báo cáo tình hình triển khai và kế hoạch bảo đảm an ninh, an toàn trường học, phòng chống bạo lực học đường trong thời gian tới; mô hình phòng, chống  bạo lực học đường theo kinh nghiệm của quốc tế; tham luận của các nhà trường, Sở GD-ĐT một số địa phương về thực trạng, kinh nghiệm phòng chống bạo lực học đường và những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện.

Các đại biểu tham dự hội nghị tại điểm cầu Đắk Lắk.
Các đại biểu tham dự hội nghị tại điểm cầu Đắk Lắk.

Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ cho rằng ngành GD-ĐT cần chủ động, tích cực, tập trung vào các giải pháp để phòng ngừa bạo lực học đường là chính. Các cơ sở giáo dục phải cụ thể hóa bằng kế hoạch của nhà trường, trong đó phân công rõ trách nhiệm, đặc biệt của lãnh đạo, người đứng đầu nhà trường. Nhà trường, giáo viên cần tích cực gắn kết với phụ huynh và các cơ quan, đơn vị liên quan để phối hợp tìm hiểu, giải tỏa mâu thuẫn, nắm bắt được hoàn cảnh của học sinh, vấn đề học sinh gặp phải để có hướng giải quyết; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện kế hoạch; kịp thời đôn đốc nhắc nhở, phát hiện điển hình, xử lý nghiêm khắc kịp thời vi phạm…

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ nhấn mạnh: phòng, chống bạo lực học đường là trách nhiệm không chỉ của các bộ, ngành, địa phương, ban giám hiệu nhà trường… mà là trách nhiệm của từng thầy cô giáo, cán bộ, viên chức, người lao động, học sinh, sinh viên; trách nhiệm của phụ huynh và toàn xã hội.

Duy Tiến

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.