Multimedia Đọc Báo in

Đổi rác thải tái chế lấy quà tặng

17:48, 05/06/2019

Hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới và phong trào “Chống rác thải nhựa” do Bộ Tài nguyên và Môi trường phát động, sáng 5-6, Ban quản lý Đường sách Cà phê Buôn Ma Thuột đã phối hợp với các đơn vị: Farm rau 47, tiNi World tổ chức chương trình đổi rác thải tái chế từ chai nhựa, lon bia... lấy quà tặng.

Theo đó, các loại lon bia, chai nhựa... mang đến Đường sách sẽ được quy đổi thành quà là một phần rau sạch, truyện tranh hoặc vé vào khu vui chơi miễn phí tiNi World.  

Các bé thiếu nhi tham gia vẽ tranh
Các cháu thiếu nhi tham gia vẽ tranh về chủ đề môi trường tại Đường sách. Ảnh: L.Hương

Ngoài đổi rác lấy quà tặng, tại Đường sách còn diễn ra nhiều hoạt động như: triển lãm 37 bức tranh thiếu nhi vẽ theo chủ đề “Môi trường xanh – Cuộc sống xanh”; bích hoạ bảo vệ môi trường bằng tranh 3D; sáng tạo xanh từ ống hút, ly nhựa, chai nhựa; trưng bày và giới thiệu các giải pháp thay thế ống hút, ly nhựa; trò chơi dân gian: ô ăn quan, nhảy lò cò, tấm lựa đậu, nhảy sạp.

Bên cạnh đó, Ban quản lý Đường sách cũng đã phối hợp các đơn vị tài trợ tặng quà 5 em thiếu nhi (trong số 40 em tham gia thi vẽ về chủ đề môi trường tại Đường sách) có tranh vẽ nhận được số lượt bình chọn nhiều nhất trên mạng xã hội.

Các em thiếu nhi tham gia đổi rác thải tái chế lấy quà tặng
Các cháu thiếu nhi tham gia đổi rác thải tái chế lấy quà tặng. Ảnh: L.Hương

Cũng nhân dịp này, 100% gian hàng tại Đường sách đã cam kết sẽ giảm và tiến tới không sử dụng các sản phẩm ly nhựa, ống hút nhựa mà thay vào đó là các sản phẩm thân thiện với môi trường như: ly thủy tinh, sứ, ly giấy và ống hút tre, inox, ống hút giấy, ống hút gạo, ống hút cỏ…; giữ gìn vệ sinh chung và thực hiện phân loại rác thải.

Lan Hương

 

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.