Multimedia Đọc Báo in

Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy lợi đi kiểm tra tình hình mưa lũ trên địa bàn Đắk Lắk

21:17, 09/08/2019

Sáng ngày 9-8, Đoàn công tác do Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy lợi Nguyễn Văn Tỉnh dẫn đầu đã đi kiểm tra tình hình các hồ chứa trên địa bàn Đắk Lắk sau mưa lũ.

Đoàn đã đi kiểm tra tình hình tại hồ Ea Tlá 1 (xã Dray Bhăng, huyện Cư Kuin). Hồ Ea Tlá 1 được xây dựng khoảng năm 1998, có dung tích 320.000m3, với chiều dài đập 120m, chiều cao 10m. Vào ngày 8-8, trên địa bàn huyện có mưa lớn, nước hồ dâng nhanh, thời điểm lũ cao nhất là dưới đỉnh đập 0,57m, với lưu lượng nước đổ về hồ 90m3/s, gây nguy cơ mất an toàn đập và khu vực hạ du. Công ty phải tiến hành xả tràn với lưu lượng 87m3/s. Đến thời điểm này, mưa đã ngớt, nước trong hồ đã hạ xuống mức an toàn.

ảnhÔng Nguyễn Văn Tỉnh, Tổng cục tưởng Tổng cục Thủy lợi (mặc áo trắng) đi kiểm tra hệ thống tràn xả lũ của hồ Ea Tlá 1

Theo Công ty TNHH MTV Quản lý công trình thủy lợi Đắk Lắk, hiện nay cơ bản các hồ đập trên địa bàn tỉnh vẫn an toàn sau đợt mưa lũ. Chỉ có riêng hồ đội 6 (xã Ia Lốp, huyện Ea Súp) nước đã tràn qua đỉnh đập khoảng 20 cm. Tuy nhiên sau khi nước rút phần mặt đập và một số khu vực trên mái thượng và hạ lưu công trình đã bị xói lở nghiêm trọng và hiện nay nước vẫn đang rò rỉ qua. Trước tình hình trên Công ty đã cử cán bộ túc trực tại công trình theo dõi diễn biến đồng thời phối hợp với chính quyền địa phương tạm thời khắc phục một số sự cố của công trình.

ảnh
Ông Nguyễn Văn Tỉnh, Tổng cục tưởng Tổng cục Thủy lợi (mặc áo trắng) trao đổi tình hình hồ chứa với đơn vị quản lý công trình

Trước tình hình trên, Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy lợi Nguyễn Văn Tỉnh yêu cầu, địa phương tiền hành rà soát thực trạng về tổng thể các hồ chứa nước trên địa bàn để phân loại các hồ chứa. Đối với các hồ chứa đã xuống cấp nghiêm trọng, địa phương phải chủ động bố trí kinh phí để sửa chữa ngay, bảo đảm an toàn trong mùa mưa lũ; đối với các hồ chứa lớn có cửa van, phải thường xuyên kiểm tra các hạng mục về thiết bị cơ khí, đặc biệt là ở các cửa van; theo dõi sát tình hình diễn biến thời tiết, nhất là dự báo lượng mưa trên lưu vực để có đánh giá lượng nước về hồ và trên cơ sở đó chúng ta quyết định xả như thế nào cho hợp lý; bố trí người túc trực 24/24 tại các công trình có nguy cơ mất an toàn để kịp thời phát hiện nếu có sự cố và có giải pháp ứng cứu nhanh nhất nhằm bảo đảm an toàn cho công trình và cho người và tài sản vùng hạ du.

Minh Thuận

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.