Multimedia Đọc Báo in

Kiểm tra công tác cải cách hành chính tại huyện Ea Kar

16:50, 06/09/2019

Ngày 6-9, Đoàn kiểm tra kết quả thực hiện cải cách hành chính (CCHC) nhà nước năm 2019 trên địa bàn tỉnh (Đoàn kiểm tra 1798) do Phó Giám đốc Sở Nội vụ Hoàng Mạnh Hùng làm Trưởng đoàn đã kiểm tra thực tế tại UBND xã Ea Đar, UBND thị trấn Ea Kar và UBND huyện Ea Kar.

Thời gian kiểm tra từ tháng 1-2018 đến tháng 6-2019, tập trung vào các nội dung: công tác chỉ đạo, điều hành; cải cách thủ tục hành chính (TTHC) và thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông; cải cách tổ chức bộ máy; cải cách thể chế; cải cách tài chính công; xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức; hiện đại hóa hành chính...

Các đại biểu tham dự buổi làm việc tại UBND huyện Ea Kar.
Đoàn kiểm trai làm việc tại UBND huyện Ea Kar.

Qua kiểm tra tại các đơn vị cho thấy, hoạt động của bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông được duy trì ở cả hai cấp; các TTHC thường xuyên được kiểm tra, rà soát để giảm thời gian giải quyết; cán bộ, công chức được bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ; công tác kiểm tra định kỳ và đột xuất được duy trì đều đặn…

Trong khoảng thời gian được kiểm tra, toàn huyện Ea Kar đã tiếp nhận và giải quyết 97.677 hồ sơ TTHC, không có hồ sơ quá hạn. 

Thành viên Đoàn 1798 kiểm tra công tác CCHC tại UBND xã Ea Đar.
Thành viên Đoàn 1798 kiểm tra công tác CCHC tại UBND xã Ea Đar.

Đối với việc sử dụng dịch vụ công trực tuyến tích hợp một cửa, một cửa điện tử liên thông (iGate), đến nay đã có 25 đơn vị (9 phòng chuyên môn, 16 xã, thị trấn) triển khai thực hiện với 390 thủ tục được cung cấp, tiếp nhận và giải quyết. 

Từ tháng 1-2018 đến tháng 6-2019, toàn huyện đã tiếp nhận và giải quyết được 28.237 hồ sơ, chủ yếu ở mức độ 2.

Người dân đi làm các thủ tục hành chính tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND thị trấn Ea Kar.
Người dân đến làm các thủ tục hành chính tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND thị trấn Ea Kar.

Tuy nhiên, qua kiểm tra cho thấy các đơn vị vẫn còn một số tồn tại, hạn chế trong công tác CCHC như: cơ sở vật chất, trang thiết bị tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả cấp xã chưa được trang bị đầy đủ; việc ứng dụng phần mềm trong quản lý, xử lý hồ sơ còn thấp; số lượng hồ sơ, TTHC qua hệ thống iGate còn ở mức quá thấp so với thực tế; việc rà soát, cập nhật, niêm yết, công khai cácTTHC tại một số đơn vị, địa phương còn thụ động…

Duy Tiến

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.