Multimedia Đọc Báo in

Thị xã Buôn Hồ đạt 89/95 tiêu chí trong xây dựng nông thôn mới

16:08, 24/10/2019

Chiều 24-10, thị xã Buôn Hồ đã tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020.

Trong 10 năm qua, được sự quan tâm chỉ đạo của tỉnh, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị từ thị xã đến các xã, thôn, buôn và sự tham gia tích cực của người dân, Chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn thị xã đã đạt được những kết quả tích cực.

a
Đại biểu tham dự hội nghị.

Theo đó, toàn thị xã huy động được trên 340 tỷ đồng để thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới; trong đó, huy động cộng đồng dân cư đóng góp gần 20 tỷ đồng. Từ nguồn kinh phí huy động được, thị xã Buôn Hồ đã đầu tư xây dựng đường giao thông, công trình vệ sinh, thiết chế văn hóa, đầu tư phát triển sản xuất, chương trình giảm nghèo…

Bên cạnh đó, địa phương đã chú trọng các hoạt động chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, hỗ trợ phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị, gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm; quan tâm đến công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo hướng nâng cao kỹ năng tay nghề và chất lượng các lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa và an ninh nông thôn…

q
Trưng bày sản phẩm đặc trưng của địa phương tại Hội nghị tổng kết 10 năm xây dựng nông thôn mới.

Chương trình xây dựng nông thôn mới đã trở thành phong trào lan rộng trên toàn địa bàn thị xã, góp phần thay đổi bộ mặt nông thôn theo hướng khang trang, văn minh hơn; cơ sở hạ tầng thiết yếu được nâng cấp; đời sống người dân từng bước được cải thiện; hệ thống chính trị cơ sở tiếp tục được củng cố; an ninh quốc phòng được giữ vững và tăng cường.

Đến nay, trên địa bàn thị xã có 4/5 xã đạt chuẩn nông thôn mới; bình quân đạt 17,8 tiêu chí/xã (toàn thị xã đạt 89/95 tiêu chí); địa phương phấn đấu hoàn thành chương trình xây dựng nông thôn mới vào năm 2020.

Thúy Hồng

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.