Multimedia Đọc Báo in

Phối hợp điều tra 2 vụ phá rừng gây thiệt hại hơn 6 ha rừng

18:13, 06/02/2020

Sở NN-PTNT vừa có công văn yêu cầu Hạt Kiểm lâm huyện Ea H’leo và chủ rừng phối hợp với các ngành chức năng huyện Ea H’leo điều tra, xử lý việc phá rừng trái pháp luật tại lâm phần của Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Chư Phả.

Theo báo cáo của Hạt Kiểm lâm huyện Ea H’leo, vào ngày 16-1 và ngày 21-1, Hạt Kiểm lâm huyện phối hợp với Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Chư Phả và UBND xã Ea H’leo kiểm tra và phát hiện phát hiện 2 vụ phá rừng với diện tích lớn tại tiểu khu 18 và tiểu khu 22 thuộc lâm phần do Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Chư Phả quản lý. Trong đó, tại tiểu khu 18 có 3,75 ha rừng phòng hộ bị phá; tại tiểu khu 22 có 2,283 ha rừng sản xuất bị phá. 

Sau khi phát hiện vụ việc, các lực lượng chức năng của huyện Ea H’leo đã tiến hành khám nghiệm hiện trường để điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật.

Một xe chở gỗ rừng trái phép bị Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp bắt giữ (Ảnh minh họa)
Một xe chở gỗ rừng trái phép bị Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp bắt giữ. (Ảnh minh họa)

Sở NN - PTNT yêu cầu Hạt Kiểm lâm huyện Ea H’leo phối hợp với chủ rừng, các cơ quan chức năng của huyện hoàn tất hồ sơ 2 vụ phá rừng nêu trên để chuyển đến các cơ quan chức năng có thẩm quyền xử theo quy định của pháp luật; tăng cường tuần tra, kịp thời phát hiện, xử lý các hành vi vi phạm Luật Lâm nghiệp.

Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Chư Phả phối hợp chặt chẽ với lực lượng chức năng để điều tra xử lý vụ việc, tăng cường công tác tuần tra, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm lâm luật trên diện tích rừng, đất lâm nghiệp được giao quản lý; đồng thời làm rõ trách nhiệm của tập thể, cá nhân để xảy ra vụ việc.

Sở NN - PTNT đề nghị UBND huyện Ea H’leo chỉ đạo các lực lượng chức năng của huyện phối hợp điều tra, xử lý vụ việc theo quy định; tổ chức lực lượng tăng cường tuần tra, chốt chặn xử lý các hành vi phá rừng, lấn chiếm đất lâm nghiệp, khai thác, vận chuyển, mua bán, tàng trữ lâm sản trái pháp luật.

Bảo Ngọc

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.