Multimedia Đọc Báo in

3 học sinh tiểu học bị đuối nước thương tâm

22:07, 31/05/2020
Chiều 30-5, tại đập nước Hà Dưng (thôn 3A, xã Cư Amung, huyện Ea H’leo) đã xảy ra vụ đuối nước thương tâm.
 
Nạn nhân là 3 em: N.T.M.L (8 tuổi), M.T.D (8 tuổi) và L.T.M.A (9 tuổi) đều là học sinh của Trường Tiểu học Lê Đình Chinh (xã Cư Amung). Theo thông tin từ chính quyền địa phương, nhân ngày nghỉ cuối tuần, 3 em đã rủ nhau đi tắm ở đập nước Hà Dưng. Đến chiều tối cùng ngày, gia đình không thấy các em về nhà nên tổ chức tìm kiếm và phát hiện sự việc đau lòng.
 
Thầy Phạm Đình Kiệm, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Lê Đình Chinh trao tiền hỗ trợ, động viên gia đình học sinh bị đuối nước.
Thầy Phạm Đình Kiệm, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Lê Đình Chinh trao tiền hỗ trợ, động viên gia đình học sinh bị đuối nước.
 
Ông Nguyễn Thành Trung, Chủ tịch UBND xã Cư Amung cho biết: Khu vực đập nước Hà Dưng đã có cắm bảng cảnh báo nhưng các em nhỏ nhà gần khu vực đập này vẫn thường ra tắm. Đặc biệt, những ngày gần đây do có mưa lớn nên nước dâng cao, do vậy khi các em tắm thì đã xảy ra đuối nước.
 
Được biết, hoàn cảnh gia đình của 3 em học sinh bị đuối nước rất khó khăn, thuộc hộ nghèo và cận nghèo; có em bố mẹ ly dị nên ở với ông bà ngoại già yếu. Ngay sau sự việc, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Ea H’leo, UBND xã Cư Amung và Trường Tiểu học Lê Đình Chinh đã đến thăm, chia buồn và động viên, hỗ trợ gia đình các em nhỏ gặp nạn có thêm chi phí mai táng. Tổng số tiền hỗ trợ mỗi gia đình là 8,5 triệu đồng (trong đó Huyện ủy, HĐND, UBND, UBMTTQ Việt Nam huyện hỗ trợ 1 triệu đồng, UBND xã hỗ trợ 2 triệu đồng, nhà trường hỗ trợ 5,5 triệu đồng). Hiện các đơn vị đang tiếp tục kêu gọi sự đóng góp của các tổ chức, cá nhân để hỗ trợ hoàn cảnh gia đình các em học sinh bị nạn.
 
Lan Anh
 

Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.