Multimedia Đọc Báo in

Chỉ số PCI năm 2019 Đắk Lắk tăng 2 bậc so với năm 2018

14:36, 05/05/2020
Sáng 5-5, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tại Việt Nam phối hợp tổ chức Lễ công bố Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI năm 2019 với chủ đề “Cùng lan tỏa những thông điệp cải cách môi trường kinh doanh”.
 
Do tình hình dịch bệnh COVID-19 nên sự kiện công bố PCI 2019 được VCCI thực hiện trực tuyến tại website của PCI: www.pcivietnam.vn, website VCCI: www.vcci.com.vn và trên youtube: PCI VIETNAM.
 
Phân tích các chỉ số thành phần của Chỉ số PCI năm 2019. (Ảnh chụp màn hình)
Phân tích các chỉ số thành phần của Chỉ số PCI năm 2019. (Ảnh chụp màn hình)
 
Báo cáo PCI 2019 là ấn phẩm thường niên năm thứ 15 liên tiếp do VCCI và USAID hợp tác xây dựng và công bố, nhằm đánh giá và xếp hạng môi trường kinh doanh và chất lượng điều hành kinh tế của các tỉnh, thành phố ở Việt Nam. Với sự tham gia của gần 12.500 doanh nghiệp, PCI là “tập hợp tiếng nói” của cộng đồng doanh nghiệp trong và ngoài nước về mức độ cải cách trên từng lĩnh vực điều hành, chất lượng giải quyết thủ tục hành chính, chất lượng nguồn nhân lực và cơ sở hạ tầng tại Việt Nam.
 
Chỉ số PCI của tỉnh Đắk Lắk qua các năm.
Biểu đồ xếp hạng Chỉ số PCI của tỉnh Đắk Lắk qua các năm.

 

Đặc biệt, lần đầu tiên báo cáo PCI 2019 phân tích về xu hướng tự động hóa và số hoá trong sản xuất hàng hóa, cung ứng dịch vụ của các doanh nghiệp Việt Nam, dự báo các tác động của xu hướng này đối với lao động, việc làm trong thời gian tới.

Theo báo cáo, dẫn đầu Chỉ số PCI năm 2019 là các tỉnh: Quảng Ninh, Đồng Tháp, Vĩnh Long; các tỉnh xếp cuối bảng là: Lai Châu, Đắk Nông, Bình Phước. Tỉnh Đắk Lắk tiếp tục là địa phương nằm trong nhóm xếp hạng Khá trên bảng xếp hạng PCI, với 64,81 điểm; xếp thứ 38/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; tăng 2 bậc so với năm 2018.
 
Lan Anh
 

Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.