Multimedia Đọc Báo in

Chương trình đối thoại: "Hỗ trợ phụ nữ khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp sau đại dịch Covid-19"

16:01, 14/05/2020
Sáng 14-5, Hội LHPN tỉnh phối hợp với Đài Phát thanh và Truyền hình Đắk Lắk tổ chức chương trình đối thoại với chủ đề: “Hỗ trợ phụ nữ khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp sau đại dịch Covid-19”.
 
Chương trình có sự tham dự của các khách mời: Bà Nguyễn Thị Thu Nguyệt - Chủ tịch Hội LHPN tỉnh, ông Nguyễn Kim Cương - Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Đắk Lắk, ông Huỳnh Ngọc Dương - Phó Giám đốc Sở Công thương và bà Nguyễn Thị Mai - Phó phòng Tuyên truyền và hỗ trợ người nộp thuế, Cục Thuế tỉnh.
 
Các khách mời tham gia buổi đối thoại
Các khách mời tham gia buổi đối thoại
 
Tại buổi đối thoại, đại diện các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh do phụ nữ làm chủ đã nêu lên những khó khăn và vướng mắc mà các chị em vừa mới khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh cũng như các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ do phụ nữ quản lý đã và đang gặp phải trong đại dịch Covid-19; đồng thời chia sẻ những kinh nghiệm, cách làm của  hội viên phụ nữ để khôi phục hoạt động sản xuất kinh doanh, khắc phục khó khăn sau đại dịch.
 
Các khách mời tham gia buổi đối thoại cũng đã trao đổi về giải pháp hỗ trợ phụ nữ khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp sau đại dịch Covid-19 như: Tháo gỡ khó khăn về đầu ra sản phẩm cho các doanh nghiệp và người dân trong đó có phụ nữ; thông tin về các chính sách thuế hỗ trợ doanh nghiệp do ảnh hưởng của đại dịch; các chương trình, kế hoạch tạo điều kiện thuận lợi để hội viên phụ nữ khởi nghiệp trong tỉnh được tiếp cận với các nguồn vốn ưu đãi…
 
Đại diện Hội LHPN tỉnh
Đại diện Hội LHPN tỉnh tiếp nhận nguồn vốn vay ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội
 
Trong dịp này, UBND tỉnh đã dành nguồn vốn 1,71 tỷ đồng ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh để hỗ trợ phụ nữ khắc phục khó khăn sau đại dịch, tiếp tục đầu tư phát triển sản xuất, khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp.
 
Vân Anh
 
 
 

Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.