Multimedia Đọc Báo in

Ban Pháp chế HĐND tỉnh thẩm tra các nội dung trình Kỳ họp thứ 10

20:01, 27/06/2020

Ngày 26-6, Ban Pháp chế HĐND tỉnh đã tổ chức cuộc họp thẩm tra các nội dung trình Kỳ họp thứ 10, HĐND tỉnh khóa IX. 

Tại cuộc họp, các thành viên Ban Pháp chế cơ bản thống nhất cao nội dung Dự thảo Nghị quyết bãi bỏ một số nghị quyết quy phạm pháp luật của HĐND tỉnh gồm: Nghị quyết số 91/2013/NQ-HĐND ngày 19-7-2013 của HĐND tỉnh quy định mức chi bảo đảm công tác cải cách hành chính trên địa bàn tỉnh; Nghị quyết số 176/2015/NQ-HĐND ngày 3-12-2015 của HĐND tỉnh ban hành tiêu chí dự án trọng điểm nhóm C của tỉnh Đắk Lắk; Nghị quyết số 180/2015/NQ-HĐND tỉnh về phân cấp thẩm quyền quyết định điều chuyển, thanh lý, bán quyền thu phí sử dụng, cho thuê quyền khai thác, chuyển nhượng có thời hạn tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ thuộc địa phương quản lý trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.

Giám đốc Sở Nội vụ Bạch Văn Mạnh báo cáo về
Giám đốc Sở Nội vụ Bạch Văn Mạnh trình bày Tờ trình đề nghị sáp nhập thôn, buôn, tổ dân phố và đổi tên tổ dân phố (đợt 1) trước cuộc họp.

Đối với Dự thảo Nghị quyết sáp nhập thôn, buôn, tổ dân phố và đổi tên tổ dân phố (đợt 1) thuộc các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Cư M’gar, Ea Kar, Krông Búk, Ea H’leo, Krông Năng, M’Đrắk và Krông Ana, các thành viên Ban Pháp chế cơ bản thống nhất về mặt chủ trương, bảo đảm thực hiện theo đúng tinh thần Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25-10-2017 của Hội nghị Trung ương 6, khóa XII về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, mục tiêu đến năm 2021 sắp xếp, thu gọn hợp lý và giảm số lượng thôn, tổ dân phố. Tuy nhiên, để việc sáp nhập thôn, buôn, tổ dân phố và đổi tên tổ dân phố trên địa bàn tỉnh bảo đảm hiệu lực, hiệu quả, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, các ý kiến tại cuộc họp cho rằng cần tính toán, rà soát, khảo sát lại, bám sát thực tế, tốc độ tăng dân số tự nhiên để có lộ trình phù hợp.

Lê Hương


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.