Multimedia Đọc Báo in

Cơ bản hoàn thành mục tiêu bảo tồn, phát huy văn hóa cồng chiêng tỉnh Đắk Lắk, giai đoạn 2016 – 2020

05:18, 18/06/2020
Sở VH-TT-DL cho biết, đến nay các mục tiêu bảo tồn, phát huy văn hóa cồng chiêng tỉnh Đắk Lắk, giai đoạn 2016 – 2020 do HĐND tỉnh đề ra tại Nghị quyết số 05/2016/NQ-HĐND ngày 30-8-2016 đã cơ bản hoàn thành.   
     
Mục tiêu của nghị quyết là cấp trang phục và hỗ trợ kinh phí cho 75 đội chiêng, đội văn nghệ có nhiều đóng góp trong công tác bảo tồn, phát huy văn hóa cồng chiêng; có trên 70% buôn đồng bào các dân tộc thiểu số tại chỗ trên có sinh hoạt cồng chiêng; thống kê số lượng cồng chiêng, sưu tầm các bài chiêng cổ và số lượng nghệ nhân truyền dạy; 100% các huyện, thị xã và thành phố được tổ chức các lớp truyền dạy diễn tấu cồng chiêng cũng như chỉnh sửa  chiêng; 100% số trường dân tộc nội trú trên địa bàn tỉnh được phổ biến kiến thức và tổ chức sinh hoạt ngoại khóa về văn hóa cồng chiêng.
     
Nhiều lễ...
 Lễ hội truyền thống Mừng cơm mới (buôn Kon H'ring, xã Ea Đing - huyện Cư M'gar) thường xuyên được tổ chức gắn với hoạt động trình diễn cồng chiêng được cộng đồng tham gia

Qua kiểm tra, khảo sát trực tiếp và gián tiếp (thông qua báo cáo) của cơ quan chủ quản, từ cuối tháng 10-2019 đến nay tại các đơn vị được thụ hưởng nghị quyết trên cho thấy hầu hết các mục tiêu đặt ra đều cơ bản hoàn thành, tạo chuyển biến tích cực và hiệu quả trong việc bảo tồn, phát huy văn hóa cồng chiêng Đắk Lắk nói riêng và Tây Nguyên nói chung.  

Hội thi...
Các cuộc liên hoan cồng chiêng trẻ được tổ chức nhằm khuyến khích, thúc đẩy việc bảo tồn, phát huy di sản này
    
Được biết, tổng kinh phí thực hiện các nội dung trên là 10 tỷ 250 triệu đồng. Trong đó ngân sách tỉnh gần 9 tỷ đồng và nguồn kinh phí từ xã hội hóa hơn 1,2 tỷ đồng. 
                                                                                   
Phương Đình
 

Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.