Multimedia Đọc Báo in

Giám sát việc xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia tại huyện Buôn Đôn

05:30, 18/06/2020
Tiếp tục chương làm việc, ngày 17-6, Ban Văn hóa  - Xã hội HĐND tỉnh đã tiến hành giám sát việc xây dựng trường học đạt chuẩn quốc (CQG) gia giai đoạn 2016 – 2020 tại huyện Buôn Đôn.
 
Tham gia Đoàn giám sát có Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Thanh Hiệp cùng đại diện các ban, ngành liên quan.
 
Thực hiện xây dựng trường học đạt CQG, từ đầu nhiệm kỳ 2015 - 2020, UBND huyện đã đề ra mục tiêu và giao chỉ tiêu xây dựng trường học đạt chuẩn theo từng năm. Hằng năm, các trường đăng ký lộ trình xây dựng trường học đạt CQG, trong đó chú trọng rà soát đăng ký bồi dưỡng cán bộ quản lý, giáo viên theo các tiêu chuẩn; tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học; nâng cao chất lượng giáo dục. 
 
Đoàn giám sát làm việc tại UBND huyện Buôn Đôn.
Đoàn giám sát làm việc tại UBND huyện Buôn Đôn.
 
Tính đến tháng 2-2020, huyện có 16/36 trường học được công nhận đạt CQG (tỷ lệ 44,4%), tăng 6 trường so với năm 2016 và vượt 1 trường so với kế hoạch đề ra. Cụ thể, bậc học mầm non có 4 trường đạt chuẩn, bậc tiểu học có 9 trường đạt chuẩn, bậc THCS có 3 trường đạt chuẩn…
 
Tại buổi làm việc, Đoàn giám sát cũng nêu một số tồn tại, hạn chế: Công tác đầu tư xây dựng trường CQG tại địa phương theo từng giai đoạn còn chậm, bị động về kinh phí; chưa có trường đạt CQG mức độ 2. Một số trường học đạt CQG nhưng vẫn còn thiếu cơ sở vật chất như: diện tích sân chơi, các phòng chức năng. Hầu hết các trường được xây dựng trước đây theo tiêu chuẩn cũ nên chưa đáp ứng được yêu cầu theo quy định của các văn bản hiện hành như Thông tư số 17, 18, 19 quy định về kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận trường học đạt CQG…
 
Đoàn giám sát kiểm tra thực tế tại Trường THCS Hồ Tùng Mậu.
Đoàn giám sát kiểm tra thực tế tại Trường THCS Hồ Tùng Mậu.
 
Bên cạnh đó, các thành viên Đoàn giám sát cũng yêu cầu địa phương làm rõ thêm một số nội dung như: số lượng cán bộ quản lý, giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn; việc huy động các nguồn lực đầu tư cho giáo dục trong thời gian qua; những khó khăn trong việc giữ kết quả đạt chuẩn và nâng cao chuẩn trong giai đoạn sau…
 
Phát biểu kết luận tại buổi làm việc, Trưởng Ban Văn hóa – Xã hội HĐND tỉnh Phan Thị Như Thủy khẳng định, việc xây dựng trường CQG cần nhiều giải pháp song hành, đồng bộ và thường xuyên duy trì trong cả quá trình. Trên cơ sở lộ trình đã được phê duyệt, địa phương cần lựa chọn trường học theo thứ tự ưu tiên để đưa vào kế hoạch xây dựng trường đạt CQG hằng năm; điều chỉnh, bổ sung, hoàn chỉnh mạng lưới trường lớp. Đồng thời phối hợp với các phòng, ban liên quan và các xã quy hoạch, sử dụng đất đảm bảo đủ điều kiện, diện tích xây dựng trường học đạt chuẩn theo quy định; tích cực thực hiện xã hội hóa, huy động mọi nguồn lực, tranh thủ các nguồn vốn đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các trường, nâng cao chất lượng giáo dục tại địa phương… Đối với những kiến nghị, đề xuất của địa phương, Đoàn giám sát của Ban Văn hóa – Xã hội sẽ tiếp thu, tổng hợp và báo cáo, trình các cấp, ngành có thẩm quyền giải quyết.
 
Lan Anh
 

Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.