Multimedia Đọc Báo in

Tăng cường công tác an toàn vệ sinh lao động, phòng ngừa và hạn chế tai nạn lao động

18:04, 15/06/2020

UBND tỉnh vừa ban hành công văn về việc tăng cường chỉ đạo, triển khai thực hiện công tác an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ), phòng ngừa và hạn chế tai nạn lao động trên địa bàn tỉnh.

Theo đó, UBND tỉnh yêu cầu các sở, ban, đoàn thể, địa phương, đơn vị liên quan rà soát, nắm bắt tình hình hoạt động của các doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất kinh doanh có nguy cơ, rủi ro cao về tai nạn lao động; đặc biệt tập trung chú ý các công trình xây dựng tiếp giáp với các khu đông dân cư, các đường giao thông đông người đi lại, các mỏ khai thác đá, chế biến gỗ, cơ khí; thực hiện việc tiếp nhận khai báo tai nạn lao động đối với người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động theo quy định.

a
Cán bộ Sở Lao động - Thương binh và Xã hội kiểm tra công tác an toàn vệ sinh lao động tại một doanh nghiệp trên địa bàn TP. Buôn Ma Thuột. (Ảnh minh họa)

Bên cạnh đó, tăng cường hoạt động tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật nhằm nâng cao hơn nữa hiểu biết, nhận thức của người sử dụng lao động, người lao động về vai trò, trách nhiệm trong việc tuân thủ pháp luật về ATVSLĐ; chú trọng việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật về ATVSLĐ cho người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh hoạt động trong các lĩnh vực, ngành nghề tiềm ẩn nhiều nguy cơ xảy ra sự cố kỹ thuật gây mất ATVSLĐ, tai nạn lao động; tăng cường hướng dẫn, đôn đốc và theo dõi thực hiện các quy định pháp luật về ATVSLĐ tại các đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, tổ chức tập huấn, tuyên truyền pháp luật an toàn, vệ sinh lao động, hướng dẫn cho các cán bộ xã, phường, thị trấn trong việc thực hiện thống kê, báo cáo tai nạn lao động đối với người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động.

Thúy Hồng

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.