Multimedia Đọc Báo in

Về Đường sách cà phê Buôn Ma Thuột nghe gió kể

21:08, 19/07/2020

Chương trình âm nhạc với chủ đề “Về nghe gió kể” số đầu tiên vừa được Ban quản lý Đường sách cà phê tổ chức vào sáng 18-7 đã thu hút nhiều người dân trên địa bàn thành phố cũng như các du khách.

Với một chuỗi các bài hát nổi tiếng về Tây Nguyên như: "Lên cao nguyên đi em", "Ly cà phê Ban Mê", "H’ren lên rẫy", "Đi tìm nữ thần mặt trời", "Lời đại ngàn"… được thể hiện qua giọng hát bùng nổ của ca sĩ Điểu Náp Bunong (Đoàn ca múa dân tộc Đắk Lắk) đã mang đến cho người nghe nhiều cảm xúc để càng thêm yêu mến, gắn bó với mảnh đất cao nguyên đại ngàn đầy nắng gió.

Tiếng hát của Điểu Náp đã thu hút nhiều người
Tiếng hát của ca sĩ Điểu Náp đã mang đến một không gian âm nhạc đậm chất rock Tây Nguyên

Bên cạnh đó, chương trình đã kêu gọi sự ủng hộ của các cá nhân, đơn vị được 4 triệu đồng cho hoạt động thiện nguyện “Thư viện về buôn”. 

Đây là một dự án phi lợi nhuận với mục đích tặng sách cho các trường học ở vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn để giúp các trẻ em nghèo có điều kiện tiếp cận với sách nhiều hơn, hình thành thói quen đọc sách, lan tỏa văn hóa đọc trong cộng đồng.

Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Đặng Gia Duẩn trao 4 triệu đồng được gây quỹ từ chương trình
Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Đặng Gia Duẩn (bên phải) trao số tiền 4 triệu đồng từ sự ủng hộ của các cá nhân, đơn vị tham dự chương trình cho anh Phạm Anh Tuấn - Người đại diện dự án "Thư viện về buôn"

“Về nghe gió kể” là dự án âm nhạc phục vụ cộng đồng do Ban quản lý Đường sách Cà phê Buôn Ma Thuột lên ý tưởng và tổ chức thực hiện với mong muốn trở thành “món ăn tinh thần” đặc sắc dành cho người dân cũng như thu hút du khách đến với Buôn Ma Thuột – Đắk Lắk. 

Lê Hương

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.