Multimedia Đọc Báo in

Mời làm việc 2 trường hợp thông tin sai sự thật về dịch bệnh Covid-19

09:44, 20/08/2020
Công an huyện Cư M’gar đã mời 2 trường hợp trên địa bàn huyện đến trụ sở làm việc vì liên quan đến việc đăng tải, chia sẻ bài viết có nội dung và hình ảnh sai sự thật trên mạng xã hội Facebook.
 
Thông tin ban đầu cho biết, trong tháng 8-2020, anh Đ.L.C. (28 tuổi, trú tại Tổ dân phố 2, thị trấn Quảng Phú) và chị H.T.Niê (21 tuổi, trú tại Buôn Bling, xã Ea Kpam) đã dùng tài khoản Facebook cá nhân của mình đăng tải, chia sẻ nội dung “Nhập khẩu trang nghi chứa Covid-19 từ Trung Quốc về Việt Nam”. Bài viết đã được nhiều người chia sẻ, bình luận, gây hoang mang trong quần chúng nhân dân. Tuy nhiên, thực tế đây là hình ảnh về đoàn người cõng hàng lậu vượt biên trái phép đăng trên báo Người Lao động vào đầu năm 2019 .
 
q
Chị H.T.Niê làm việc với cơ quan công an.
 
Qua làm việc, cả 2 trường hợp trên đã thừa nhận hành vi đăng tải thông tin trên là sai sự thật và tự động gỡ bài viết, đăng bài đính chính, xin lỗi trên mạng xã hội. Hiện Công an huyện Cư M'gar đã lập hồ sơ xử lý theo quy định và yêu cầu chủ tài khoản cam kết không tái phạm.
 
1
Anh Đ.L.C. được mời lên trụ sở cơ quan công an làm việc
 
Công an huyện Cư M’gar khuyến cáo, trước tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp trên cả nước, trên mạng xã hội (Facebook, Zalo) có tình trạng các đối tượng xấu đăng tải, chia sẻ nhiều thông tin sai sự thật, người dùng chưa kiểm chứng đã đăng tải, chia sẻ lại gây hoang mang trong dư luận nhân dân, tác động xấu đến tình hình an ninh trật tự. Qua sự việc trên, đề nghị quần chúng nhân dân khi đọc  thông tin trên mạng phải kiểm chứng tính xác thực, chỉ chia sẻ thông tin chính thống, được xác định đúng sự thật, không được đăng tải, chia sẻ những thông tin chưa xác định đúng - sai mà vô tình gây hoang mang trong quần chúng, ảnh hưởng đến công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19 hiện nay.
 
Thế Hùng

Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.