Multimedia Đọc Báo in

Bổ sung Cụm công nghiệp Hòa Sơn vào quy hoạch phát triển

17:46, 17/09/2020

Ban Thường vụ Tỉnh ủy vừa thống nhất chủ trương bổ sung Cụm công nghiệp Hòa Sơn (huyện Krông Bông) vào quy hoạch phát triển các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh đến năm 2020, định hướng đến năm 2025.

Theo đó, Cụm công nghiệp Hòa Sơn có địa điểm tại thôn 5 và thôn 6 xã Hòa Sơn (huyện Krông Bông); cách Tỉnh lộ 12 (km 10+975) khoảng 400 m, cách thị trấn Krông Kmar khoảng 4 km; diện tích trong hàng rào cụm công nghiệp là 16,62 ha; diện tích đường đối ngoại từ Tỉnh lộ 12 đến Cụm công nghiệp khoảng 0,72ha. 

Một cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng trong Khu công nghiệp Hòa Phú, TP. Buôn Ma Thuột. Ảnh minh họa
Một cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng trong Khu công nghiệp Hòa Phú, TP. Buôn Ma Thuột. (Ảnh minh họa)

Ngành nghề hoạt động chủ yếu của Cụm công nghiệp là khai thác, sản xuất vật liệu xây dựng (đá granit, đá chẻ, gạch không nung); chế biến nông sản có nguồn gốc nguyên liệu tại huyện (xay xát, chế biến lương thực, bánh kẹo); giết mổ gia súc, gia cầm, chế biến thực phẩm; cơ khí sửa chữa phục vụ nông nghiệp nông thôn; di dời các cơ sở sản xuất có khả năng gây ô nhiễm tại các khu đông dân cư vào cụm công nghiệp.

Chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật của Cụm công nghiệp là Công ty TNHH Vật liệu xây dựng Krông Bông Đắk Lắk. Tổng vốn đầu tư cơ sở hạ tầng dự tính khoảng 61 tỷ đồng, trong đó vốn của chủ đầu tư là hơn 44 tỷ đồng, vốn huy động từ doanh nghiệp khác là gần 13 tỷ đồng, vốn hỗ trợ (dự kiến từ Quỹ Khuyến công Quốc gia) là 3,85 tỷ đồng.

Duy Tiến


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.