Multimedia Đọc Báo in

Giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về trẻ em tại Sở Lao động – Thương binh và Xã hội

22:17, 02/10/2020

Chiều 2-10, Đoàn giám sát của Ban Văn hóa – Xã hội HĐND tỉnh do Trưởng ban Phan Thị Như Thủy làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Sở Lao động – Thương binh và Xã hội về việc thực hiện chính sách, pháp luật về trẻ em giai đoạn 2016 – 2020.

Giai đoạn 2016-2020, công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em trên địa bàn tỉnh đã được quan tâm triển khai thực hiện; các chính sách, pháp luật về trẻ em được triển khai đầy đủ, kịp thời; vận động các nguồn lực hỗ trợ trẻ em với tổng số tiền gần 73 tỷ đồng.

a
Thành viên tham gia buổi giám sát phát biểu tại buổi làm việc.

Theo đó, toàn tỉnh hiện có 3 cơ sở trợ giúp xã hội thực hiện việc chăm sóc, nuôi dưỡng hơn 200 trẻ em mồ côi, khuyết tật, bị bỏ rơi…; trên 1.900 câu lạc bộ, đội, nhóm với 15.200 trẻ em tham gia; có 73 xã, phường, thị trấn có mô hình phòng, chống bạo lực gia đình,; 596 địa chỉ tin cậy tại cộng đồng và 468 đường dây nóng về phòng, chống bạo lực gia đình; bố trí 2.491 cộng tác viên trẻ em tại 2.491 thôn, buôn, tổ dân phố…

Cùng với đó, nhiều chương trình, dự án chăm sóc, bảo vệ trẻ em đã được triển khai thực hiện như: Dự án phòng, chống đuối nước trẻ em tại huyện Ea Kar đã tổ chức được 80 lớp dạy bơi cho 1.600 em, 40 lớp tuyên truyền nâng cao kiến thức an toàn, phòng chống đuối nước cho 800 em; Đề án chăm sóc vì sự phát triển toàn diện trẻ trong những năm đầu đời tại gia đình và cộng đồng giai đoạn 2018-2025; Đề án hỗ trợ trẻ em khuyết tật các dịch vụ bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em tại cộng đồng giai đoạn 2018-2023 và Đề án vận động nguồn lực xã hội hóa hỗ trợ trẻ em các xã đặc biệt khó khăn thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi 2019-2025.

Đến cuối năm 2019, toàn tỉnh có 492.832 trẻ em (chiếm 26% dân số); trong đó, có 5.647 trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, 104.408 trẻ em có nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt, 54.216 trẻ em trọng hộ gia đình nghèo và 43.018 trẻ em trong hộ cận nghèo.

a
Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Phạm Phượng trao đổi thông tin tại buổi làm việc.

Tại buổi lại việc, Đoàn giám sát đã chỉ ra  một số tồn tại, hạn chế như: tình trạng trẻ em bỏ đi lao động trái pháp luật, trẻ bị xâm hại, tai nạn thương tích, bạo lực… vẫn còn diễn ra khá nhiều. Cụ thể, từ năm 2016 đến tháng 6-2020, có 452 trẻ tử vong và 5.326 lượt trẻ em thương tích do bị tai nạn; trẻ em đi lao động trái pháp luật 681 em; số trẻ em bị xâm hại (từ năm 2015 đến tháng 6-2020) xảy ra 302 vụ… Nhiều vụ việc liên quan đến trẻ em ở địa phương chưa được phản ánh kịp thời; việc bảo đảm quyền tham gia của trẻ em, nhất là trong việc xây dựng kế hoạch, chương trình, dự án liên quan đến trẻ em còn bỏ ngõ…

Cũng trong buổi làm việc, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội đã kiến nghị với Đoàn một số nội dung: Ban hành chính sách liên quan cho trẻ em trên địa bàn tỉnh như chính sách đưa trẻ em dân tộc thiểu số tại chỗ mồ côi mẹ không sống cùng cha vào nuôi dưỡng, chăm sóc ở các cơ sở trợ giúp xã hội công lập; chính sách trợ giúp trẻ em bị bệnh hiểm nghèo, bệnh phải điều trị dài ngày; tăng cường giám sát về việc thực hiện chính sách giáo dục và đào tạo, chính sách y tế, trợ giúp xã hội, pháp lý cho trẻ; tăng cường giám sát chuyên đề về bảo đảm quyền trẻ em theo quy định của Luật Trẻ em, nhất là quyền tham gia của trẻ em trong quá trình xây dựng chương trình, chính sách, văn bản quy phạm pháp luật về trẻ em…

a
Bà Phan Thị Như Thủy, Trưởng Ban Văn hóa – Xã hội, Trưởng Đoàn giám sát phát biểu kết luận buổi làm việc.

Kết luận buổi làm việc, Đoàn giám sát yêu cầu Sở Lao động – Thương binh và Xã hội cần tập trung triển khai thực hiện tốt các nội dung: tập trung chăm lo, bảo vệ trẻ em để giảm thiểu đến mức thấp nhất tình trạng trẻ em lao động trái pháp luật, bị bạo hành, đuối nước và xâm hại tình dục; đẩy mạnh hoạt động dạy bơi cho trẻ nhất là ở vùng nông thôn; quan tâm đến công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn cán bộ, cộng tác viên bảo vệ, chăm sóc trẻ em ở địa bàn dân cư; chú trọng việc phối hợp với các ngành liên quan trong việc triển khai thực hiện lĩnh vực trẻ em; đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền việc nâng cao nhận thức bảo vệ, chăm sóc trẻ em đến cán bộ, lãnh đạo các địa phương và phụ huynh, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn; tiếp tục kêu gọi các nguồn lực đầu tư kinh phí cho công tác trẻ em...

Thúy Hồng

 

 

 

  

 

 

 

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.