Multimedia Đọc Báo in

Hỗ trợ phụ nữ dân tộc thiểu số phát triển chăn nuôi

22:30, 02/10/2020
Hội LHPN huyện Krông Ana vừa tổ chức ra mắt mô hình “Phụ nữ dân tộc thiểu số tại chỗ chăn nuôi ngan” tại buôn Kuôp, xã Dray Sáp. 
 
Mô hình có 5 thành viên là phụ nữ dân tộc thiểu số tại chỗ, có hoàn cảnh khó khăn. Tại buổi lễ ra mắt, Hội LHPN huyện và Hội Phụ nữ Công an huyện Krông Ana đã hỗ trợ các thành viên mô hình 675 con ngan giống và thức ăn cho ngan với tổng kinh phí 15 triệu đồng. Ngoài ra, các chị còn được tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật quy trình chăm sóc con giống, vệ sinh chuồng trại, phòng ngừa dịch bệnh. Trong quá trình chăn nuôi, Trạm Chăn nuôi và Thú y huyện sẽ hỗ trợ các hộ tiêm vắc xin phòng bệnh cho ngan theo đúng quy trình, giai đoạn.
 
Trao vốn hỗ trợ
Trao vốn hỗ trợ các thành viên của mô hình chăn nuôi ngan
 
Mô hình “Phụ nữ dân tộc thiểu số tại chỗ chăn nuôi ngan” là hoạt động cụ thể hóa cuộc vận động “Thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong phát triển kinh tế của gia đình phụ nữ dân tộc thiểu số tại chỗ” của Hội LHPN tỉnh, nhằm từng bước đổi mới phương thức sản xuất, phát huy tiềm năng, lợi thế của địa phương trong chăn nuôi; tạo việc làm tại chỗ, giúp hội viên phụ nữ có việc làm ổn định, tăng thu nhập, giảm nghèo bền vững, nâng cao chất lượng cuộc sống. Trong quá trình phát triển mô hình, Hội LHPN huyện, xã sẽ thường xuyên kiểm tra, giám sát các hộ bảo đảm phát huy hiệu quả để tiếp tục duy trì và nhân rộng mô hình. 
 
Vân Anh
 

Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.