Multimedia Đọc Báo in

Có khoảng 40 địa phương đang xây dựng đô thị thông minh trên cả nước

20:31, 24/11/2020
Ngày 24-11, Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ công nghệ thông tin Việt Nam đã tổ chức Hội nghị cấp cao trực truyến về thành phố thông minh năm 2020.
 
Tham dự tại điểm cầu Đắk Lắk có Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Tuấn Hà cùng đại điện lãnh đạo các sở, ngành, đơn vị liên quan.
 
Các
Các đại biểu tham dự hội nghị tại điểm cầu Đắk Lắk
 
Đô thị thông minh là một mô hình thành phố ứng dụng công nghệ thông tin, trí tuệ nhân tạo để quản lý, nâng cao tiêu chuẩn cuộc sống đô thị, cải thiện chất lượng phục vụ của chính quyền thành phố với người dân và sử dụng hiệu quả các nguồn lực xã hội.
 
Thực hiện Quyết định số 950, ngày 1-8-2018 của Chính phủ về việc phê duyệt Đề án phát triển đô thị thông minh bền vững Việt Nam giai đoạn 2018 - 2025 định hướng đến năm 2030, đến nay cả nước đã có khoảng 40 địa phương đang xây dựng đô thị thông minh và xây dựng bộ tiêu chí đánh giá đô thị thông minh. Mục tiêu đến năm 2030, cả nước sẽ hình thành các chuỗi đô thị thông minh khu vực phía Bắc, miền Trung, phía Nam và vùng Đồng bằng sông Cửu Long, lấy các thành phố Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Cần Thơ là hạt nhân hình thành mạng lưới liên kết các đô thị thông minh.
 
Mục tiêu phát triển
Mục tiêu phát triển Chính phủ điện tử
 
Tại hội nghị, các bộ, ngành, đơn vị liên quan đã nghe các tham luận về thành phố thông minh như: Hiểu đúng về chính phủ điện tử và chính phủ số, mối tương quan giữa chính phủ số - kinh tế số - xã hội số - quốc gia số; Đề án phát triển đô thị thông minh bền vững Việt Nam; Hướng đến chính quyền số cho đô thị thông minh, một số giải pháp tại TP. Hồ Chí Minh; Phát triển đô thị thông minh đẩy nhanh chuyển đổi số quốc gia; Xu hướng xây dựng các khu đô thị thông minh trong nước vầ quốc tế.
 
Các đại biểu tham dự hội nghị tại các điểm cầu cũng đã thảo luận về giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách xây dựng đô thị thông minh như: tuyên truyền về đô thị thông minh để tạo sự đồng thuận, hưởng ứng mạnh mẽ trong toàn xã hội; xây dựng, trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ các văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết các nội dung của xây dựng đô thị thông minh; huy động mọi nguồn lực, ưu tiên đầu tư kinh phí cho việc xây dựng đô thị thông minh từ nguồn vốn đầu tư khoa học công nghệ và các nguồn vốn khác; chú trọng xây dựng và quản lý quy hoạch nguồn nhân lực công nghệ thông tin…
 
Hội nghị nhằm chia sẻ tầm nhìn, chiến lược, kinh nghiệm xây dựng đô thị thông minh của các thành phố tại Việt Nam và quốc tế, dựa trên các điều kiện thực tế của Việt Nam để đưa ra các giải pháp quản lý, quy hoạch và phát triển đô thị thông qua việc ứng dụng các nền tảng công nghệ thông minh.
 
Vân Anh
 
 
 
 

Ý kiến bạn đọc


(Video) TP. Buôn Ma Thuột tiên phong trong cải cách hành chính
TP. Buôn Ma Thuột đang đẩy mạnh cải cách hành chính trên tất cả các ngành, lĩnh vực, địa phương, hướng tới xây dựng chính quyền số. Người dân cũng đã thay đổi, sẵn sàng đón nhận, trải nghiệm những công nghệ, dịch vụ mới và dần trở thành nhân tố tích cực tham gia vào quá trình chuyển đổi số.