Multimedia Đọc Báo in

Tổng kết 10 năm thực hiện đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn

15:34, 26/11/2020

Sáng 26-11, UBND tỉnh đã tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” theo Quyết định 1956 của Thủ tướng Chính phủ.

Đồng chí H’Yim Kđoh – Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo Đề án 1956 tỉnh chủ trì hội nghị.

Thực hiện Quyết định số 1956/QĐ-TTg, ngày 27-11-2009 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án "Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020", sau 10 năm triển khai thực hiện trên địa bàn tỉnh đã mang lại hiệu quả thiết thực, tạo sự chuyển biến trong nhận thức, trang bị kiến thức, chuyển đổi nghề nghiệp cho nhiều lao động.

a
Đại biểu tham dự hội nghị.

 

Để nâng cao chất lượng và hiệu quả của chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn, Ban Chỉ đạo Đề án đã triển khai điều tra, khảo sát nhu cầu học nghề của người dân để giải quyết vấn đề tạo việc làm sau khi học. Các chính sách hỗ trợ về đào tạo nghề được triển khai đồng bộ, bảo đảm các đối tượng tham gia học nghề được tiếp cận và thụ hưởng đầy đủ… Kết quả, giai đoạn 2010 - 2020 toàn tỉnh đã tổ chức được 1.022 lớp đào tạo nghề cho 35.629 lao động với tổng kinh phí thực hiện trên 105 tỷ đồng. Trong đó, số lao động nông thôn được đào tạo có việc làm mới và làm nghề cũ nhưng có năng suất, thu nhập tăng lên đạt trên 82%.

Cùng với đó, việc thực hiện Đề án đã hình thành một số mô hình có hiệu quả về kinh tế - xã hội, phù hợp với nhiều địa phương và đang được triển khai nhân rộng, đã có sự gắn kết hơn giữa đào tạo nghề với việc làm sau đào tạo.

 

a
Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo Đề án 1956 tỉnh - H’Yim Kđoh phát biểu chỉ đạo tại hội nghị.

 

Hội nghị cũng đã chỉ ra một số hạn chế trong công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn thời gian qua như: chỉ tiêu đào tạo nghề chưa đạt kế hoạch đề ra; sự phối hợp giữa thành viên ban chỉ đạo các cấp chưa chặt chẽ; một số địa phương chưa xác định rõ đối tượng ưu tiên đào tạo nghề, chưa quan tâm đến các yếu tố đặc thù về lao động nông thôn, lao động dân tộc thiểu số, chưa tạo điều kiện để sử dụng, phát huy nghề được học vào thực tiễn cuộc sống; trang thiết bị đầu tư tại một số đơn vị chưa đáp ứng nhu cầu học nghề; một số cơ sở đào tạo nghề chưa thực sự chú trọng đến chất lượng đào tạo, cơ hội tìm kiếm việc làm và sử dụng nghề được đào tạo của học viên...

a
Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo Đề án 1956 tỉnh - H’Yim Kđoh trao Bằng khen của UBND tỉnh cho các tập thể có thành tích xuất sắc.


Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Phó Chủ tịch UBND tỉnh H’Yim Kđoh lưu ý, để thực hiện tốt kế hoạch, nhiệm vụ cho những năm tiếp theo, cần chú trọng nâng cao chất lượng dự báo về nhu cầu việc làm qua đào tạo nhằm định hướng nghề nghiệp – việc làm sát thực, có các giải pháp cụ thể nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động giáo dục nghề nghiệp; tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện đối với các sơ sở giáo dục nghề nghiệp; thực hiện đào tạo nghề theo phương châm lấy chất lượng và hiệu quả là mục tiêu hàng đầu, gắn với nhu cầu việc làm của người học và nhu cầu sử dụng lao động của doanh nghiệp; huy động sự tham gia của các doanh nghiệp trong việc xây dựng và đổi mới nội dung chương trình đào tạo, tạo điều kiện cho người học nghề được thực tập thực tế; quan tâm phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý…

a
Các cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn giai đoạn 2010 - 2020 nhận Bằng khen của UBND tỉnh.


Nhân dịp này, UBND tỉnh tặng Bằng khen cho 12 tập thể và 5 cá nhân, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tặng Giấy khen cho 12 tập thể và 10 cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn giai đoạn 2010 - 2020.

 

Thúy Hồng

 

 

 

Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Đắk Lắk - Mảnh đất níu chân người
Với những kiến tạo địa chất phức tạp, trải qua hàng triệu năm phong hóa, mẹ thiên nhiên đã ban tặng cho cao nguyên Đắk Lắk một hệ sinh thái đa dạng, phong phú với cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, xinh đẹp, vùng đất trù phú, là quê hương, nơi định cư lâu đời của nhiều dân tộc bản địa và hiện tại cũng là miền “đất hứa” với rất nhiều người…