Multimedia Đọc Báo in

Bình ổn giá các mặt hàng thiết yếu dịp cuối năm 2020 và Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021

16:23, 07/12/2020

UBND tỉnh vừa phê duyệt kế hoạch thực hiện chương trình bình ổn giá các mặt hàng thiết yếu trên địa bàn tỉnh trong dịp cuối năm 2020 và Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021.

Theo đó, kế hoạch bình ổn thị trường gắn với việc thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, góp phần cân đối cung cầu hàng hóa, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân trên địa bàn và hạn chế tốc độ tăng giá, kiềm chế lạm phát.

Các mặt hàng bình ổn thị trường thuộc nhóm tiêu dùng thiết yếu, có nhu cầu sử dụng lớn đối với sinh hoạt hằng ngày của người dân trong dịp này như: gạo, đường, dầu ăn, bột ngọt, thịt heo, gia cầm, trứng gia cầm, thực phẩm chế biến, rau củ quả, nhiên liệu…

Kiểm tra công tác thực hiện bình ổn gía tại huyện Ea Kar dịp Tết Nguyên đán Canh Tý 2020
Kiểm tra công tác thực hiện bình ổn giá trên địa bàn huyện Ea Kar dịp Tết Nguyên đán Canh Tý 2020

Các đơn vị tham gia chương trình bình ổn giá chuẩn bị nguồn hàng chu đáo để cung ứng cho thị trường với giá cả ổn định, bảo đảm chất lượng, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, góp phần cùng UBND tỉnh ổn định thị trường, bảo đảm an sinh xã hội cho nhân dân trên địa bàn tỉnh. UBND tỉnh khuyến khích các doanh nghiệp, hộ kinh doanh tham gia bình ổn bằng nguồn vốn của đơn vị, nguồn vốn vay ưu đãi sản xuất kinh doanh từ các ngân hàng thương mại.

Năm nay, tỉnh cũng tiếp tục tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, hợp tác xã được tiếp cận nguồn vốn ưu đãi để chuẩn bị hàng hóa phục vụ dịp Tết, đáp ứng tốt nhu cầu tiêu dùng của người dân trên địa bàn. Theo đó, các doanh nghiệp, hợp tác xã tham gia bình ổn thị trường sẽ được hỗ trợ vốn vay không lãi suất để mua hàng bình ổn. Đặc biệt, cam kết giá bán luôn bằng hoặc thấp hơn 5% so với giá bán trên thị trường và bảo đảm chất lượng hàng hóa, nguồn gốc xuất xứ khi đến tay người tiêu dùng. Thời gian thực hiện bình ổn từ ngày 10-12-2020 đến hết 15-2-2021.

UBND tỉnh giao Sở Công thương chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, đơn vị liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức triển khai kế hoạch; đồng thời, kiểm tra, giám sát công tác chuẩn bị nguồn hàng, cung ứng hàng hóa, diễn biến cung cầu trên địa bàn tỉnh để phục vụ nhân dân sắm Tết.

Đỗ Lan


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.