Multimedia Đọc Báo in

Đại hội Hội Văn học nghệ thuật tỉnh lần thứ VII, nhiệm kỳ 2020-2025

16:00, 16/12/2020

Trong 2 ngày 15 và 16-12, Hội Văn học nghệ thuật (VHNT) tỉnh đã tổ chức Đại hội lần thứ VII, nhiệm kỳ 2020 - 2025 với sự tham dự của hội viên các chi hội .

Phó Chủ tịch UBND tỉnh H’Yim Kđoh dự và chỉ đạo đại hội. 

Đại biểu tham dự đại hội
Đại biểu tham dự đại hội

Hội VHNT tỉnh hiện có 218 hội viên, sinh hoạt tại 9 chi hội trực thuộc; trong đó có 7 chi hội chuyên ngành và 2 chi hội cơ sở. Trong nhiệm kỳ qua, Hội đã tổ chức cho gần 450 lượt hội viên tham gia 20 chuyến đi thực tế sáng tác tại các huyện, đồn biên phòng, đơn vị công an trong tỉnh và 16 chuyến sáng tác thực tế ngoài tỉnh; tổ chức thành công 3 cuộc thi và triển lãm ảnh nghệ thuật cấp tỉnh thu hút gần 100 lượt tác giả tham gia với hơn 1.000 tác phẩm; phối hợp tổ chức 4 trại sáng tác với 150 thanh thiếu nhi tham gia…

P
Phó Chủ tịch UBND tỉnh H’Yim Kđoh phát biểu chỉ đạo tại đại hội

Hằng năm, các chi hội đã chủ động xây dựng kế hoạch hoạt động, tổ chức sinh hoạt định kỳ, triển khai các nghị quyết của ban chấp hành, các chương trình hoạt động của Hội đến hội viên; triển khai cho hội viên tham dự các giải thưởng hằng năm và tác phẩm xét hỗ trợ sáng tạo. Sáng tác của hội viên đa dạng về thể loại, phong phú về nội dung và giàu tính nhân văn, góp phần làm nên diện mạo VHNT của tỉnh nhà và xây dựng, phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước.

a
Ban Chấp hành Hội VHNT tỉnh khóa VII ra mắt đại hội

Nhiệm kỳ 2020 – 2025, Hội VHNT tỉnh hướng tới mục tiêu: Xây dựng Hội phát triển vững mạnh toàn diện; tập hợp đoàn kết được tất cả các văn nghệ sĩ trong tỉnh cùng chung sức chung lòng sáng tạo nhiều tác phẩm VHNT có nội dung tư tưởng và nghệ thuật cao.

Hội đề ra các chỉ tiêu chủ yếu: phấn đấu kết nạp từ 20 hội viên trở lên; hằng năm có 60% số hội viên có tác phẩm mới được công bố; hằng năm tổ chức từ 1 - 2 cuộc thi, triển lãm nhằm giới thiệu tác phẩm và động viên khuyến khích hội viên, phát hiện các tác giả mới; mỗi năm mở từ 2 - 3 trại sáng tác, 40 - 50 lượt hội viên đi thực tế, dự các hoạt động hội thảo, tập huấn nhằm giao lưu học hỏi, nâng cao nhận thức; duy trì việc xuất bản Tạp chí Chư Yang Sin đúng định kỳ với chất lượng ngày càng được nâng cao…

a
Đại diện Hội VHNT tỉnh tặng hoa các Ủy viên Ban Chấp hành khóa VI không ứng cử Ban Chấp hành mới

Phát biểu chỉ đạo tại đại hội, Phó Chủ tịch UBND tỉnh H’Yim Kđoh biểu dương và chúc mừng những kết quả, thành tích của Hội đã đạt được trong nhiệm kỳ qua. Đồng thời chỉ ra một số hạn chế, tồn tại cần khắc phục như: chưa có nhiều tác phẩm đạt giá trị cao về tư tưởng và nghệ thuật, còn ít tác phẩm phản ánh đúng tầm vóc và thành tựu của công cuộc đổi mới; chưa có tác phẩm phê phán cái xấu, những hiện tượng tiêu cực; chưa làm tốt công tác xã hội hóa huy động nguồn lực để tạo điều kiện cho các tác phẩm có giá trị ra đời; việc kết nạp hội viên mới, trẻ, người dân tộc thiểu số còn hạn chế… Do đó, nhiệm kỳ tới Hội VHNT tỉnh cần triển khai một số nội dung: bồi dưỡng phát triển tài năng trẻ, các cây bút người dân tộc thiểu số; văn nghệ sĩ nâng cao ý thức trách nhiệm trong công cuộc đấu tranh “chống quan điểm sai trái trong văn học nghệ thuật”; tiếp tục phát huy kết quả của cuộc thi sáng tác, quảng bá các tác phẩm VHNT, báo chí về đề tài “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh…

a
Nhà văn Niê Thanh Mai, Chủ tịch Hội VHNT tỉnh khóa VII phát biểu nhận nhiệm vụ

Đại hội đã bầu Ban Chấp hành Hội VHNT tỉnh khóa VII, nhiệm kỳ 2020-2025 gồm 15 người; nhà văn Niê Thanh Mai giữ chức Chủ tịch Hội.

a
Phó Chủ tịch UBND tỉnh H’Yim Kđoh trao Bằng khen của UBND tỉnh cho các cá nhân

Nhân dịp này, UBND tỉnh đã tặng Bằng khen cho 3 tập thể và 7 cá nhân; Liên hiệp Hội VHNT Việt Nam tặng Bằng khen 5 tập thể, 13 cá nhân và tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp VHNT Việt Nam cho 16 cá nhân; Hội VHNT tỉnh tặng Giấy khen 2 tập thể và 26 cá nhân có thành tích xuất sắc trong hoạt động VHNT giai đoạn 2015-2020.

 

Thúy Hồng


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.