Multimedia Đọc Báo in

Trao Chứng nhận VietGAP cho 4 mô hình chăn nuôi và trồng trọt

18:18, 15/12/2020

Sáng 15-12, Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản tổ chức Hội nghị sơ kết và kết nối tiêu thụ sản phẩm mô hình trồng trọt, chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP năm 2020.

Trong 5 tháng triển khai (từ tháng 6 đến tháng 11-2020), 4 mô hình chăn nuôi và trồng trọt theo tiêu chuẩn VietGAP đã được đánh giá đạt các tiêu chí đề ra.

ảnh
Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Vũ Đức Côn phát biểu tại hội nghị.

Đó là, mô hình chăn nuôi heo thịt an toàn (Hợp tác xã Nông nghiệp và Du lịch Phú Nông Buôn Đôn), với quy mô 1.500 m2, công suất 1.800 con heo thịt/năm; mô hình chăn nuôi gà thịt an toàn (Tổ hợp tác chăn nuôi gà thịt Buôn Thái tại xã Bông Krang, huyện Lắk), với quy mô 520 m2, sản lượng 10.400 con gà thịt/năm; mô hình sản xuất nấm an toàn (Hợp tác xã Nấm linh chi và Dịch vụ nông nghiệp Krông Ana), với quy mô diện tích 0,35 ha, sản lượng 9 tấn/năm; mô hình sản xuất sầu riêng, bơ, mít an toàn (Hợp tác xã Nông nghiệp đoàn kết Cư M’gar), với diện tích 15 ha, sản lượng 120 tấn/năm.

ảnh
Đại diện các cơ sở sản xuất được trao Chứng nhận VietGAP tại hội nghị.

Tại hội nghị, đại biểu đánh giá, các mô hình sản xuất trồng trọt và chăn nuôi an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP thành công đã mang lại những hiệu quả lớn về kinh tế, xã hội và môi trường. Đặc biệt là giúp người nông dân nắm bắt được quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, từ đó nâng cao ý thức của người dân trong việc tạo ra những sản phẩm nông nghiệp an toàn cung cấp cho người tiêu dùng. Bên cạnh đó, việc xây dựng các mô hình theo tiêu chuẩn VietGAP cũng giúp người nông dân thu nhập ổn định và tăng hiệu quả kinh tế. Giấy Chứng nhận sản xuất sản phẩm trồng trọt và chăn nuôi an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP là giấy thông hành cần thiết để các cơ sở sản xuất tiếp cận được những đơn vị thu mua đòi hỏi chất lượng cao như: siêu thị, các nhà phân phối, chế biến thực phẩm lớn.

Cũng tại hội nghị, 4 mô hình nêu trên đã được Trung tâm Chất lượng nông lâm thủy sản Vùng 3 trao Chứng nhận VietGAP.

Minh Thuận

 

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.