Multimedia Đọc Báo in

Triển khai Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giám định tư pháp

15:30, 18/12/2020

Sáng 18-12, Bộ Tư pháp đã tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giám định tư pháp (GĐTP).

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Phan Chí Hiếu chủ trì hội nghị.

Ngày 20-6-2012, tại Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIII đã thông qua Luật Giám định tư pháp, có hiệu lực thi hành từ 1-1-2013. Qua hơn 7 năm thi hành luật, thể chế về GĐTP ngày càng được hoàn thiện; hệ thống tổ chức GĐTP, đội ngũ người làm GĐTP tiếp tục được cũng cố và phát triển; hoạt động và quản lý nhà nước về GĐTP từng bước đổi mới, nâng cao hiệu quả…

Tuy nhiên, trước yêu cầu nâng cao chất lượng hoạt động GĐTP, đặc biệt là phục vụ cho công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng trong tình hình mới nên Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật GĐTP đã được Quốc hội khóa XIV thông qua ngày 10-6-2020 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1-1-2021.

Các đại biểu tham dự hội nghị tại điểm cầu tỉnh Đắk Lắk.
Các đại biểu tham dự hội nghị tại điểm cầu tỉnh Đắk Lắk.

Luật này sửa đổi, bổ sung một số quy định của Luật GĐTP năm 2012 về phạm vi GĐTP; nguyên tắc thực hiện giám định; hồ sơ, thẩm quyền, trình tự, thủ tục bổ nhiệm, miễn nhiệm giám định viên tư pháp; quyền và nghĩa vụ của người trung cầu giám định; điều kiện thàng lập văn phòng GĐTP; thời hạn giám định; kết luận giám định… Cụ thể, Luật này bổ sung 1 điều mới; sửa đổi, bổ sung 8 điều; bổ sung 4 khoản; sửa đổi, bổ sung 22 khoản; bổ sung 4 điểm và sửa đổi, bổ sung 9 điểm so với Luật năm 2012.  

Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Phan Chí Hiếu lưu ý: Để triển khai và thực hiện có hiệu quả Luật GĐTP, ngày 24-9-2020, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1450/QĐ - TTg về kế hoạch triển khai thi hành Luật GĐTP năm 2020 với 9 nhóm nhiệm vụ.

Để đẩy mạnh việc triển khai luật trên thực tế, Bộ Tư pháp đề nghị các bộ, ngành, địa phương quan tâm, tiếp tục tổ chức triển khai nghiêm túc những nhiệm vụ đã được luật quy định, nội dung công việc đã được Chính phủ giao; phổ biến, quán triệt về nội dung của luật để tạo nhận thức đầy đủ, thống nhất, thông suốt; rà soát, sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới các văn bản hướng dẫn thực hiện luật ở lĩnh vực thuộc thẩm quyền, trách nhiệm của bộ, ngành, địa phương mình…

Duy Tiến

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.