Multimedia Đọc Báo in

Việt Nam được Viện Chất lượng cà phê ủy quyền cấp chứng nhận cà phê đặc sản

08:31, 24/12/2020

Viện Chất lượng cà phê (Coffee Quality Institute - CQI) vừa ủy quyền cho Công ty Cổ phần Giám định và chứng nhận hàng hóa Việt Nam (Vietnam Commodity Control & Certification Joint Stock Company - VCC & C) làm đối tác trong nước (In-Country Partner- ICP) cấp chứng nhận cà phê đặc sản tại Việt Nam.

Theo đó, Công ty Cổ phần Giám định và chứng nhận hàng hóa Việt Nam được CQI ủy quyền thẩm định và cấp chứng nhận cà phê đặc sản cùng các báo cáo chất lượng liên quan theo quy định của CQI.

Chuyên gia thử nếm cà phê tại Cuộc thi Cà phê đặc sản Việt Nam năm 2020
Chuyên gia thử nếm cà phê tại Cuộc thi Cà phê đặc sản Việt Nam năm 2020.

Thay vì gửi mẫu ra nước ngoài với các chi phí đắt đỏ, từ nay người làm cà phê Việt Nam có thể gửi mẫu cà phê đến ICP tại Việt Nam để thẩm định chất lượng và được cấp chứng nhận cà phê đặc sản nếu đạt yêu cầu của CQI.

Việt Nam là nước mới nhất được CQI ủy quyền cấp chứng nhận cà phê đặc sản. Việt Nam là nước thứ 8 trên thế giới có ICP được CQI ủy quyền đối với cà phê Robusta (các nước được ủy quyền trước đó là Brazil, Trung Quốc, Indonesia, Philippines, Switzerland, Uganda, Hoa Kỳ); là nước thứ 20 đối với cà phê Arabica (các nước được ủy quyền trước đó là Brazil, Trung Quốc, Colombia, Costa Rica, El Salvador, Ethiopia, Guatemala, Honduras, Indonesia, Nhật Bản, Kenya, Mexico, Nicaragua, Philippines, South Korea, Switzerland, Taiwan, Uganda, Hoa Kỳ).

Học viên tham gia lớp tập huấn chế biến cà phê đặc sản tại thị xã Buôn Hồ
Học viên tham gia lớp tập huấn chế biến cà phê đặc sản tại thị xã Buôn Hồ.

Viện Chất lượng Cà phê CQI (Coffee Quality Institute) là tổ chức phi lợi nhuận hoạt động trên phạm vi thế giới để cải thiện chất lượng cà phê và cuộc sống của những người sản xuất.

Thanh Hường


Ý kiến bạn đọc


(Video) TP. Buôn Ma Thuột tiên phong trong cải cách hành chính
TP. Buôn Ma Thuột đang đẩy mạnh cải cách hành chính trên tất cả các ngành, lĩnh vực, địa phương, hướng tới xây dựng chính quyền số. Người dân cũng đã thay đổi, sẵn sàng đón nhận, trải nghiệm những công nghệ, dịch vụ mới và dần trở thành nhân tố tích cực tham gia vào quá trình chuyển đổi số.