Multimedia Đọc Báo in

Lãnh đạo Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội thăm và làm việc với BHXH tỉnh

22:38, 14/01/2021
Chiều ngày 13-1, Phó Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội Bùi Sỹ Lợi đã đến thăm và làm việc với Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh.
 
Tại buổi làm việc, ông Bùi Sỹ Lợi đã đánh giá về quá trình phát triển, chiến lược phát triển và những việc đội ngũ cán bộ, công chức viên chức phải làm để giữ vị thế của ngành BHXH. Ông khẳng định: Đất nước ta vừa kết thúc một năm đầy khó khăn với nhiều dịch bệnh và thiên tai, song nền kinh tế vẫn thuộc nhóm nước có tăng trưởng cao nhất thế giới. Để có được sự thành công này phải kể đến sự góp phần không nhỏ của cơ quan BHXH trong việc đảm bảo, chăm lo cho an sinh xã hội của đất nước.
 
Phó
Phó Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội Bùi Sỹ Lợi phát biểu tại buổi làm việc với BHXH tỉnh.
 
Trong quá trình phát triển của ngành BHXH, phải kể đến sự ra đời của Nghị quyết 28- NQ/TW ngày 23-5-2018 của Ban Chấp hành Trung ương khoá XII về cải cách chính sách BHXH. Đây là một điểm sáng về chính sách xã hội. Trong vòng 10 năm thực hiện chính sách BHXH tự nguyện, từ năm 2008 đến hết năm 2018, tổng số người tham gia BHXH tự nguyện mới đạt khoảng 280 nghìn người. Nhưng trong năm 2019, quá trình phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện ghi nhận sự đột phá ấn tượng, tăng mới gần 300 nghìn người. Đến năm 2020, đã có gần 1,1 triệu người tham gia, tăng hơn 180 lần so với thời điểm năm 2008.
 
Để BHXH tiếp tục gặt hái thành công và tiếp tục giữ vị trí quan trọng trong hệ thống an sinh xã hội, ông Bùi Sỹ Lợi đề nghị toàn ngành BHXH nói chung, cơ quan BHXH tỉnh Đắk Lắk nói riêng cần đồng lòng, đồng sức thực thi công việc theo phương châm “Phục vụ vì nhân dân, vì mục tiêu không để người dân nào bị lọt khỏi lưới an sinh xã hội”.
 
Phạm Loan
 

Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.