Multimedia Đọc Báo in

TP. Buôn Ma Thuột: Nâng cao chất lượng tín dụng đi đôi với tăng trưởng tín dụng

18:43, 27/01/2021
Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng chính sách xã hội (CSXH) TP. Buôn Ma Thuột vừa tổ chức Hội nghị tổng kết hoạt động tín dụng CSXH năm 2020, triển khai phương hướng nhiệm vụ năm 2021. 
 
Năm 2020, tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn thành phố chịu nhiều tác động do thiên tai, dịch bệnh, đặc biệt là đại dịch Covid-19, làm ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống kinh tế xã hội của người dân. Tuy nhiên, nhờ sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, người dân và doanh nghiệp đã thực hiện thành công mục tiêu kép, vừa phòng, chống đại dịch Covid-19, vừa tranh thủ cơ hội phục hồi nhanh các hoạt động kinh tế. Nguồn vốn ủy thác từ ngân sách tỉnh và thành phố chuyển sang Ngân hàng CSXH với số tiền 9,1 tỷ đồng, nâng tổng nguồn vốn ủy thác địa phương lên 71,291 tỷ đồng.
 
th
Các đại biểu tham dự tại hội nghị
 
Nguồn vốn cho vay từ ngân hàng CSXH đã tạo điều kiện cho 3.414 hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác có vốn để đầu tư sản xuất, kinh doanh, nâng cao đời sống. Năm 2020, số hộ nghèo trên địa bàn thành phố còn 326 hộ, chiếm tỷ lệ 0,31% (tỷ lệ giảm 0,12%); hộ cận nghèo còn 1.059 hộ, chiếm tỷ lệ 1,01% ( tỷ lệ giảm 0,18%). Chất lượng tín dụng tại một số xã, phường tiếp tục được duy trì và nâng lên, 21/21 xã, phường đều giảm nợ quá hạn đạt và vượt Nghị quyết đề ra.
 
Để thực hiện tốt mục tiêu giảm nghèo và nâng cao đời sống cho các đối tượng chính sách khác trong năm 2021, Ngân hàng CSXH thành phố tiếp tục phối hợp với cấp ủy, chính quyền địa phương thực hiện có hiệu quả các mục tiêu như: đẩy mạnh huy động tiền gửi tiết kiệm của các tổ chức cá nhân; nâng cao chất lượng tín dụng đi đôi với tăng trưởng tín dụng, phấn đấu tỷ lệ tăng trưởng năm 2021 đạt từ 8 – 10%; nâng cao chất lượng tín dụng tại tất cả các xã, phường; phấn đấu đến cuối năm 2021 giảm nợ quá hạn xuống dưới 0,05%.
 
Nhân dịp này, Chủ tịch UBND thành phố đã tặng Giấy khen cho 13 tập thể và 18 cá nhân có thành tích xuất sắc trong hoạt động tín dụng CSXH năm 2020.
 
Hồng Chuyên

Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.