Multimedia Đọc Báo in

Lấy ý kiến về biểu tượng dự kiến lắp dựng tại dự án Khu dân cư Hà Huy Tập

14:35, 26/02/2021

Sáng 26-2, Sở Xây dựng tổ chức cuộc họp lấy ý kiến về biểu tượng "Ngọn lửa cao nguyên" dự kiến lắp dựng tại dự án Khu dân cư Hà Huy Tập (phường Tân An, TP. Buôn Ma Thuột) của Công ty Cổ phần Đầu tư – Phát triển đô thị Ân Phú.

Tham dự có đại diện các đơn vị: Sở Xây dựng, Sở Thông tin – Truyền thông, Sở Văn hóa  - Thể thao và Du lịch, UBND TP. Buôn Ma Thuột và Công ty Cổ phần Đầu tư – Phát triển đô thị Ân Phú.

a
Đại biểu tham dự cuộc họp.

Theo đó, khu vực đặt biểu tượng "Ngọn lửa cao nguyên" là công viên trung tâm thuộc tổng thể quy hoạch khu dân cư Hà Huy Tập, phía trước là lối vào công viên, đường dạo lát gạch và thảm cỏ; phía sau là phần sân có mái che hai bên hình vòng cung, thảm cỏ, khu đặt máy tập thể dục và đường dạo. Ý tưởng thiết kế được cách điệu đơn giản hình ảnh bàn tay giản lược chi tiết và hoàn thiện về mặt hình khối; hình ảnh bàn tay chụm lại biểu trưng cho sự đoàn kết, khát vọng…

Dự án Khu dân cư Hà Huy Tập, phường Tân An thuộc khi đô thị phía Bắc đường vành đai phía Tây TP. Buôn Ma Thuột, chủ đầu tư là Công ty Cổ phần Đầu tư – Phát triển đô thị Ân Phú. Quy mô đầu tư đã được phê duyệt gồm các hạng mục: Hoa viên 1 có diện tích 9.215 m2 bao gồm hoa viên cây xanh, lối đi bộ; Hoa viên 2 (hoa viên trung tâm) có diện tích 8.860 m2 bao gồm hoa viên cây xanh, lối đi bộ, nhà mái che và biểu tượng của khu đô thị; Hoa viên 3 có diện tích 9.950 m2 bao gồm hoa viên cây xanh, lối đi bộ.

a
Biểu tượng "Ngọn lửa cao nguyên" dự kiến lắp dựng tại dự án Khu dân cư Hà Huy Tập.

Tại cuộc họp, các đại biểu đã trao đổi, góp ý về việc công bố, đăng tải thông tin, hình ảnh biểu tượng trên các phương tiện thông tin truyền thông; hình thức, thời gian để lấy ý kiến góp ý rộng rãi trong các tầng lớp nhân dân.

Thúy Hồng

 

 

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.