Multimedia Đọc Báo in

Tập huấn công tác kiểm tra, giám sát bầu cử đại biểu Quốc hội và HĐND các cấp

14:25, 23/02/2021

Ngày 23-2, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam đã tổ chức Hội nghị trực tuyến tập huấn công tác kiểm tra, giám sát bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XV và đại biểu HĐND các cấp, nhiệm kỳ 2021-2026 tại 63 điểm cầu trên cả nước.

Tham dự tại điểm cầu Đắk Lắk có lãnh đạo Mặt trận tỉnh cùng 15 huyện, thị xã, thành phố.  

Tại buổi tập huấn, các đại biểu đã được giới thiệu chuyên đề về công tác kiểm tra, giám sát bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XV và đại biểu HĐND các cấp, nhiệm kỳ 2021-2026 với những  nội dung: giám sát việc thành lập và hoạt động của Hội đồng bầu cử quốc gia, các tổ bầu cử ở địa phương; kiểm tra, giám sát việc giới thiệu người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND và việc nộp hồ sơ ứng cử, người được giới thiệu ứng cử; kiểm tra, giám sát việc tổ chức lấy ý kiến cử tri nơi cư trú đối với người ứng cử; giám sát việc lập, niêm yết danh sách cử tri; kiểm tra, giám sát việc tuyên truyền, vận động bầu cử…

Các đại biểu dự tập huấn tại điểm cầu Đắk Lắk.
Các đại biểu dự tập huấn tại điểm cầu Đắk Lắk.

Phát biểu tại hội nghị, đồng chí Hầu A Lềnh, Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam nhấn mạnh, hoạt động kiểm tra, giám sát bầu cử đại biểu Quốc hội và HĐND các cấp có ý nghĩa quan trọng, thể hiện chức năng, nhiệm vụ tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước của tổ chức Mặt trận. Qua hoạt động này, giúp tổ chức Mặt trận các cấp nắm bắt tình hình, kết quả tổ chức triển khai công tác bầu cử ở các địa phương, bảo đảm dân chủ, đúng luật, an toàn, tiết kiệm. Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam đề nghị các địa phương cần nắm chắc các nội dung được tập huấn, nêu cao tinh thần trách nhiệm, tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc theo đúng các quy định của pháp luật.

 

Đăng Triều

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.