Multimedia Đọc Báo in

Tập huấn truyền thông về chăm sóc sức khỏe sinh sản cho phụ nữ và thanh niên dân tộc thiểu số

17:26, 14/04/2021

Trong 2 ngày (14 và 15-4), tại TP. Buôn Ma Thuột, Trung tâm Phát triển truyền thông và sức khỏe (HCDC) tổ chức tập huấn nhóm truyền thông chuyên môn về chăm sóc sức khỏe sinh sản (CSSKSS) của Dự án tổ chức xã hội thúc đẩy cải thiện dịch vụ CSSKSS cho phụ nữ và thanh niên dân tộc thiểu số (Dự án EC4).

Tham gia tập huấn có 40 học viên là phóng viên của các cơ quan báo chí Trung ương, địa phương; nhóm truyền thông cộng đồng của 2 tỉnh Đắk Lắk và Lâm Đồng.

f
Các học viên tham gia lớp tập huấn.

Học viên được tìm hiểu các vấn đề: quyền CSSKSS và tình dục trong các công ước quốc tế; chính sách CSSKSS cho đồng bào dân tộc thiểu số của Việt Nam; dịch vụ công nhạy cảm giới và CSSKSS; các tác động của dự án về quyền được CSSKSS của đồng bào dân tộc thiểu số; kỹ năng viết câu chuyện điển hình về sự thay đổi của cộng đồng khi tham gia dự án… Qua đó, nhằm trang bị kiến thức và nâng cao năng lực tuyên truyền về quyền công dân, quyền CSSKSS và tình dục cho phụ nữ và thanh niên đồng bào dân tộc thiểu số ở Việt Nam.

f

Các phóng viên tham gia ý kiến tại lớp tập huấn.

Dự án EC4 do Liên minh châu Âu và Tổ chức ActionAid Quốc tế tại Việt Nam tài trợ, thực hiện trong 4 năm (2017-2021) với mục tiêu tăng cường các hoạt động của các tổ chức nhân dân hướng tới khả năng tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe chất lượng và nhạy cảm giới cho các đối tượng yếu thế ở các các khu vực nông thôn và dân tộc thiểu số của Việt Nam. Dự án hướng đến 95.320 đối tượng hưởng lợi là người trẻ, phụ nữ, các tổ chức xã hội và các cộng đồng dân tộc thiểu số tại 2 huyện Krông Bông (tỉnh Đắk Lắk) và Lâm Hà (tỉnh Lâm Đồng).

Tuyết Mai


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.